1. 2 loại token launch cần tránh xa

1.1. Những token được hype quá mức
Các token được quảng bá rầm rộ trước khi ra mắt thường thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư, từ retail cho đến các quỹ lớn và trader chuyên nghiệp. Những trường hợp điển hình có thể kể đến như CZ’s Dog, khi mà cả thị trường đã nhìn thấy trước sự kiện này và chuẩn bị sẵn sàng để tham gia.
Vấn đề lớn nhất của những token này là chúng thu hút những sniper giỏi nhất – những người có kinh nghiệm, công cụ và kỹ thuật vượt trội để tranh giành thanh khoản. Điều này tạo ra một môi trường cực kỳ khắc nghiệt, nơi chỉ những người có tốc độ giao dịch nhanh, khả năng thực thi xuất sắc hoặc nguồn vốn lớn mới có thể tồn tại.
Để thắng lớn trong những thương vụ này, nhà đầu tư chỉ có hai lựa chọn:
- Một là có kỹ năng giao dịch xuất sắc để có thể tranh đấu với những tay chơi hàng đầu.
- Hai là kiên nhẫn và có vốn mạnh để mua vào sau khi thị trường shakeout, khi những nhà đầu tư yếu tay bị loại khỏi cuộc chơi.
Tuy nhiên, hầu hết trader retail đánh giá thấp độ khó của những kèo này. Thị trường zero-sum (tổng bằng 0) khiến những người thiếu kinh nghiệm trở thành "thanh khoản" cho các quỹ lớn. Tỷ lệ thắng của retail trong những cú hype này gần như bằng không.
1.2. Các bản sao kém chất lượng
Sau khi một dự án thành công, hàng loạt bản sao nhanh chóng xuất hiện, mỗi phiên bản sau càng yếu hơn phiên bản trước. Đây là hiện tượng đã lặp đi lặp lại trên thị trường crypto, từ loạt token ăn theo Trump như Melania -> Car -> Libra, đến các chuỗi memecoins theo chủ đề nổi bật trong từng giai đoạn.
Vấn đề của các repeat plays là:
- Ở lần đầu tiên, thị trường còn bất ngờ, tạo ra cơ hội lớn nhất.
- Mỗi lần lặp lại, thị trường ngày càng tỉnh táo hơn, làm giảm biên độ lợi nhuận.
- Trader thường có xu hướng vào mạnh hơn sau mỗi vòng lặp, với tâm lý muốn bù đắp cho những gì họ đã bỏ lỡ trước đó, nhưng không nhận ra rằng rủi ro đã tăng lên theo cấp số nhân.
Trong những kèo này, insider ngày càng tinh vi hơn. Họ tối ưu hóa cách thao túng thanh khoản, đẩy nhanh quá trình bơm xả và rút vốn nhanh hơn qua từng vòng lặp. Khi thị trường bắt đầu nhận ra mô hình này, sự hấp dẫn của những token sao chép sẽ giảm mạnh, khiến cá mập vẫn thắng, còn cá con bị cuốn vào cuộc chơi tàn nhẫn hơn bao giờ hết.
=> Bài học quan trọng: Tiền dễ chỉ tồn tại trong những cú đánh đầu tiên, khi không ai nhận ra cơ hội đó lớn thế nào. Một khi mô hình được thiết lập, những người tham gia sau chỉ là người cung cấp thanh khoản cho những tay chơi sớm hơn.
2. Memecoins là hệ quả của một thị trường thiếu tiện ích
Theo chia sẻ của Minty - Researcher tại Delphi Digital, sự bùng nổ của memecoins không phải là nguyên nhân, mà là hệ quả của một vấn đề lớn hơn: thiếu tiện ích thực sự và định giá quá cao.
"Memecoins ruined crypto"
— Minty (@DeFiMinty) February 15, 2025
Memecoins are just a symptom of a larger problem- a lack of utility and overly high valuations.
The focus is on infra because that's where the money is while there has been little interest in building cool apps people actually want to use.
Most… pic.twitter.com/p65zEeFJIu
Hiện tại, phần lớn nguồn tiền đang tập trung vào cơ sở hạ tầng, bởi đây là nơi các quỹ lớn dễ kiếm lợi nhuận. Trong khi đó, rất ít sự quan tâm dành cho việc xây dựng các ứng dụng hấp dẫn mà người dùng thực sự muốn sử dụng.
Thực tế, những dự án đạt được Product-Market Fit (PMF) trong crypto chủ yếu liên quan đến giao dịch, chẳng hạn như Hyperliquid, Polymarket. Điều này phản ánh thực trạng của thị trường: người dùng chủ yếu tham gia để đầu cơ hơn là để sử dụng tiện ích thực sự.
Đặc biệt, meta Low Float - High FDV đã đẩy retail vào thế bất lợi. Các token có lượng lưu thông thấp nhưng vốn hóa pha loãng cao (High FDV) khiến phần lớn nguồn cung nằm trong tay đội ngũ phát triển và quỹ đầu tư, trong khi nhà đầu tư retail phải mua với giá quá cao ngay từ đầu.
=> Đây chính là lý do memecoins bùng nổ. Chúng cắt qua mọi lớp giả tạo của những tokenomics phức tạp và mang lại cảm giác công bằng hơn. Ai cũng có thể tham gia sớm, không cần hiểu biết sâu về công nghệ hay tài chính.
Tuy nhiên, chính memecoins cũng đã trở thành công cụ thao túng. Ngày càng nhiều dự án memecoin ra đời không phải để tạo ra sự vui vẻ, mà chỉ nhằm khai thác lòng tham của nhà đầu tư và tối đa hóa lợi nhuận cho đội ngũ đứng sau.
3. Crypto cần một sự thay đổi, định hướng cho thị trường
Để tiện ích quay trở lại và thị trường phát triển bền vững hơn, cần có những thay đổi quan trọng:
- Định giá phải hợp lý hơn: Các dự án crypto cần có mức định giá phản ánh đúng tiềm năng thực sự, thay vì các con số bị thổi phồng bởi marketing.
- Cần chuyển hướng tập trung về ứng dụng: Crypto không thể chỉ xoay quanh giao dịch và đầu cơ. Cần có nhiều dự án tập trung vào ứng dụng thực tế để thu hút người dùng ngoài thị trường đầu tư.
- Người dùng phổ thông cần có nhiều cơ hội tiếp cận sớm hơn: Các cơ chế phân bổ token phải được thiết kế sao cho công bằng hơn, tránh việc hầu hết nguồn cung nằm trong tay các quỹ đầu tư.
- Tokenomics phải công bằng hơn cho những người tham gia muộn: Tránh việc những người vào sau luôn bị mắc kẹt với mức giá quá cao trong khi insider đã xả hàng trước đó.
Gần đây, các chain mới ra mắt đã không còn thu hút sự quan tâm mạnh mẽ như trước. Những hiện tượng như Echo, Legion là những tín hiệu tích cực khi chúng đang cố gắng mở rộng cơ hội tiếp cận cho nhiều người hơn, thay vì chỉ tập trung vào insider.
Dù vậy, để crypto có thể thực sự bước vào một giai đoạn phát triển bền vững hơn, cộng đồng cần phải thay đổi tư duy đầu tư và hướng đến giá trị thực sự, thay vì chỉ chạy theo những cơn sốt ngắn hạn.
Tiện ích sẽ có ngày trở lại – nhưng chính chúng ta phải làm tốt hơn để tạo ra điều đó.
Đọc thêm: