1. Quy mô thị trường
- Tính đến Tháng 1/ 2023, dân số thế giới đã vượt qua con số 8.01 tỉ người. Trong đó, số người sử dụng Internet đã lên tới 5.16 tỉ người, bao gồm 4.76 tỉ người sử dụng các nền tảng mạng xã hội (chiếm tới gần 60% dân số toàn thế giới).
- Một thống kê trong báo cáo Digital 2023 của We are social cũng chỉ ra rằng, số lượng người sử dụng Internet đã đạt sự tăng trưởng liên tiếp hàng năm trong suốt 10 năm trở lại đây.
- Những số liệu trên cũng phần nào cho thấy, internet và mạng xã hội đang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mọi người. Nhu cầu về xã hội sẽ còn tiếp tục được phát triển qua các kỉ nguyên của cả Web 2.0 sang Web 3.0.
2. Các giai đoạn phát triển của Social
- Early Stage (1980-1998): Trong thời đại của máy tính để bàn, các diễn đàn trực tuyến như BBS, cổng thông tin điện tử Yahoo hay các công cụ tìm kiếm Google được ra đời, cho phép người dùng có thể tương tác với nhau và tìm kiếm các thông tin.
- Growth Stage (1999-2009): Kỷ nguyên của PC, các trang web cá nhân hoá và blog cá nhân trở nên phổ biến hơn. Người dùng thay vì chỉ có thể tìm kiếm thông tin đơn còn có thể chia sẻ thông tin cá nhân, khoảnh khắc cuộc sống của mình và mở rộng vòng kết nối xã hội của mình. Đây chính là thời điểm Facebook được ra đời (2004).
- Maturity Stage (2010-2015): Thời đại của những chiếc điện thoại thông minh có 3G, nhu cầu sử dụng các mạng xã hội phát triển vượt bậc. Với sự ra đời liên tiếp của các nền tảng mạng xã hội mới và sự ngày càng hoàn thiện về mặt tính năng cũng như sản phẩm, giai đoạn này được xem như đỉnh cao phát triển của mạng xã hội.
- Stable Development Stage (2016-2019): Bước vào kỷ nguyên 4G, ngành công nghiệp xã hội bước sang giai đoạn ổn định. Mọi người sử dụng mạng xã hội đều có thể vừa là người tiêu dùng, vừa là người sáng tạo nội dung. Các nền tảng mạng xã hội bước vào trạng thái bão hoà và không đạt được sự tăng trưởng về mặt người dùng mạnh mẽ như trước. Thói quen sử dụng mạng xã hội cũng có những sự chuyển dịch nhất định sang các dạng video ngắn, livestream trực tiếp,….
- Future Exploration (2020- hiện tại): Trong kỉ nguyên 5G, thế hệ truyền thông xã hội tiếp theo vẫn đang phát triển, tăng tốc độ kết nối với dung lượng lưu trữ cao hơn. Người dùng đang dần nhận ra những vấn đề của các trang mạng xã hội Web 2.0, liên quan đến quyền kiểm soát thông tin, dữ liệu cá nhân. Nhu cầu cho các nền tảng mạng xã hội Web 3.0 bắt đầu được hình thành.
3. Sự chuyển dịch của các ông lớn Social Web 2.0 sang SocialFi Web 3.0
Ngày 28 tháng 10 năm 2022, Giám đốc điều hành Tesla - Elon Musk đã đi đến một thoả thuận trị giá 44 tỷ đô la Mỹ để mua lại Twitter. Elon Musk là một tỷ phú có mức độ quan tâm cao với ngành công nghiệp crypto khi Tesla hiện tại đang nắm giữ hơn 200 triệu đô giá trị tài sản số.
Ngay sau đó là hàng loạt các động thái cho thấy sự ủng hộ và tích hợp crypto vào Twitter như hỗ trợ Bitcoin như một hình thức thanh toán hay cho phép người dùng tích hợp NFT của mình làm ảnh đại diện.
Nếu Twitter thực sự gia nhập crypto, đây có thể xem là một trong những tín hiệu đầu tiên cho sự chuyển dịch của các ông lớn sang Web 3.0.
Ngoài ra, Reddit, Facebook và Instagram cũng đã tham gia vào ngành công nghiệp Web 3 khi phân khúc các nền tảng xã hội trong Web 2 đã quá đông đúc và tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt để thu hút lưu lượng truy cập mới.
Trong khi đó, Web 3 là một thị trường mới nổi để có thể dễ dàng thiết lập lợi thế hơn nếu gia nhập sớm.
4. Các dự án SocialFi nổi bật
4.1. Các dự án dẫn đầu về người dùng
Dựa theo dữ liệu của DappRadar, top các dự án dẫn đầu về người dùng và số lượng ví tương tác trong 1 tháng vừa rồi bao gồm:
- Galxe: Trước đó là Project Galaxy, nền tảng chứng chỉ web3 hàng đầu, cho phép các dự án tương tác và tiếp cận với cộng đồng thông qua các hoạt động và chiến dịch. Chỉ trong vòng 30 ngày, số lượng ví tương tác với nền tảng đã lên tới hơn 700 nghìn ví với hơn 4 triệu giao dịch, khiến cho Galxe trở thành nền tảng dẫn đầu SocialFi về mặt người dùng.
- Hooked Protocol: Là một nền tảng học tập xã hội được trò chơi hoá trên Web3, cung cấp các sản phẩm Học và kiếm tiền cho người dùng. Đây cũng là dự án thứ 29 được mở bán trên Binance Launchpad sau hơn nửa năm im ắng. Dự án sau khi ra mắt một thời gian ngắn đã đạt được 3 triệu người dùng active mỗi tháng và 50 nghìn người dùng mỗi ngày.
- CyberConnect: Đứng vị trí thứ 3 là CyberConnect, một trong những dự án khá nổi bật của SocialFi, đứng sau là Binance Labs và được mở bán trên Coinlist gần đây sau hơn 1 năm Coinlist không mở bán dự án nào. Với ý tưởng xây dựng một social graph và là một nền tảng giúp người dùng và dự án có thể dễ dàng tiếp cận với nhau thông qua các chiến dịch và sự kiện, nền tảng đã đạt được hơn 1 triệu người dùng chỉ sau vài tháng ra mắt.
4.2. Các dự án huy động vốn thành công
Lens Protocol
Nhắc đến SocialFi, có lẽ Lens Protocol là một trong những cái tên nổi bật được nhắc tới nhiều nhất. Đây là một nền tảng Social graph được phát triển bởi đội ngũ AAVE - anh cả của làng DeFi.
Mới đây dự án đã thông báo thành công huy động được 15 triệu đô la Mỹ từ các quỹ lớn và các cá nhân có tiếng trong crypto như The LAO, Kraken IDEO, Delphi hay các angels như Sandeep (Nhà sáng lập Polygon), Haydan Adams từ UniSwap, Alex Atallah từ OpenSea,….
CyberConnect
Như đã đề cập bên trên, CyberConnect được xem là một nền tảng cạnh tranh trực tiếp với Lens Protocol khi được đánh giá là có khá nhiều điểm chung về mặt ý tưởng. Tuy nhiên, Lens Protocol được xây dựng trên Polygon còn CyberConnect được phát triển trên Ethereum và BNB Chain.
Dự án đã thành công gọi được 25 triệu đô sau 2 vòng tới từ các quỹ đầu tư Animoca Brands, Sky9 Capital, Multicoin Capital, #Hashed, Delphi Digital, Protocol Labs, IOSG Ventures, Tribe Capital, GGV Capital, Spartan Group, Amber Group, Polygon Studios, SevenX Ventures…
Hooked Protocol
Là một trong những dự án đầu tiên của SocialFi, Hooked Protocol được hỗ trợ bởi những tên tuổi lớn trong blockchain như Binance Labs, Sequoia, Animoca Brands,…
Mặc dù đã ra mắt và phát triển được hơn 6 tháng từ ngày mở bán trên Binance Launchpad, nhưng dự án vẫn luôn dẫn đầu trong ngách về số lượng người dùng.
StarryNift
StarryNift là một dự án metaverse kết hợp yếu tố SocialFi đã phát triển từ năm 2021. Ban đầu dự án định hướng tập trung phát triển nền tảng gaming, nhưng đến gần đây dự án đã có sự đổi hướng trong mô hình hoạt động.
Hiện tại, hướng đi của StarryNift khá tương tự CyberConnect khi phát triển các tính năng tổ chức các sự kiện và chiến lược để kết nối dự án và người dùng với nhau.
Tuy nhiên, StarryNift có phần hướng tới metaverse và xây dựng các không gian vũ trụ ảo, tập trung vào mặt giao diện và hình ảnh nhiều hơn. Đây cũng là một trong những dự án đáng chú ý khi thành công huy động được 10 triệu đô từ những tên tuổi lớn trong ngành.
DeSo
DeSo là một blockchain layer 1 chủ yếu phục vụ các dự án và giao thức social. Hiện tại số lượng dự án xây dựng trên DeSo đã lên tới con số hơn 150 dự án, bao gồm những ứng dụng và sản phẩm liên quan đến mạng xã hội, công cụ cho các nhà sáng tạo hay những ứng dụng phân tích dữ liệu,….
Đây là một trong số ít những dự án huy động thành công 200 triệu đô từ những quỹ đầu tư top-tier như Sequoia, a16z, Coinbase Ventures, Polychain hay Pantera,…
Ngoài ra, dự án được biết là được dẫn dắt bởi nhà sáng lập của BitClout - một nền tảng mạng xã hội phi tập trung cho phép người dùng tạo ra những social token đại diện cho chính mình.
Năm 2021, dự án đã ra mắt một quỹ 50 triệu đô dành cho việc phát triển hệ sinh thái.
BBS Network
BBS Network là phiên bản Web3 của BBS forum, được xây dựng và phát triển trên EOS, cho phép người dùng có thể tự do tạo những chủ đề, các bài đăng hay các bài thảo luận trên mạng xã hội, trực tiếp tương tác với cộng đồng và mạng lưới của mình.
Được biết, người sáng lập của dự án là Eyal Hertzog - trước đó là kiến trúc sư sản phẩm của Bancor Protocol và Guy Ben-Artzi cũng là đồng sáng lập của Bancor.
Dự án đã hoàn thành vòng gọi vốn 1.5 triệu đô đến từ những quỹ đầu tư tên tuổi như Binance Labs, Digital Currentcy Group, Polychain Capital, Bancor, DAO Maker,…
Mirror
Mirror là một nền tảng xuất bản dành cho người sáng tạo, cộng đồng và DAO, được thành lập từ cuối năm 2020 bởi Denis Nazarov - đối tác trước đó của a16z. Nền tảng được xây dựng trên Ethereum, cho phép các nhà sáng tạo có thể xuất bản và kiếm được tiền từ các dự án của họ bằng cách bán chúng dưới dạng NFT.
Kể từ năm 2021, Mirror.xyz đã tham gia hai vòng cấp vốn hạt giống với Andreessen Horowitz và Union Square Ventures, huy động được ít nhất 10 triệu đô la trong cả hai vòng. Gần đây nhất, USV đã đầu tư vào Mirror.xyz với mức định giá 100 triệu USD vào tháng 6 năm 2021.
SpaceID
Là dự án launchpad thứ 30 của Binance, SpaceID là một mạng lưới dịch vụ tên miền toàn cầu được xây dựng và phát triển trên BNB, Ethereum và Arbitrum.
Sau khi ENS airdrop lượng lớn phần thưởng cho những người hold tên miền của mình, làn sóng tên miền thu hút được sự chú ý của phần lớn người dùng web3.
SpaceID hiện tại đang được đánh giá là dự án tên miền đứng đầu trên BNB và thành công huy động được 10 triệu đô, được dẫn đầu bởi Binance Labs.
5. Cơ hội và rào cản phát triển của SocialFi là gì?
Mọi người có thể tìm hiểu cơ hội phát triển của SocialFi ở bài viết trước đó của đội ngũ Bigcoin
SocialFi có phải cái tên được gọi trong mùa bull run tiếp theo?
Hạn chế của SocialFi là gì?
- Hạn chế về mặt cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng để phát triển SocialFi, ví dụ như công nghệ chuỗi chéo, lưu trữ phân tán và bảo mật phi tập trung vẫn chưa được phát triển một cách hoàn thiện nhất.
Công nghệ của mỗi chuỗi khối lại khác nhau nên việc giao tiếp giữa các chuỗi vẫn khá bất tiện hoặc yêu cầu công nghệ xuyên chuỗi để các nền tảng mạng xã hội có thể tự do giao tiếp và kết nối với nhau.
Điều này có thể khiến người dùng gặp phải những vấn đề bảo mật cơ bản tồn tại của công nghệ chuỗi khối nói chung và chuỗi chéo nói riêng khi sử dụng những nền tảng SocialFi.
- Hạn chế về mặt thói quen người dùng
Mặc dù SocialFi được xem là phiên bản cải tiến Web3 cho những mạng xã hội Web2 với mục tiêu giải quyết những vấn đề của người dùng trong Web2. Nhưng việc hình thành thói quen người dùng sẽ cần một thời gian đủ lâu để có thể chuyển đổi được.
Đặc biệt, tâm lý ngại thay đổi hoặc vẫn còn e dè với những thứ mới đã là thói quen cố hữu của khá nhiều người, nhất là khi SocialFi được phát triển trên công nghệ chuỗi khối nên sự phức tạp của nó cũng có thể sẽ là rào cản cho người dùng gia nhập SocialFi Web3.
- Hạn chế về sự hoàn thiện và trưởng thành của dự án
Mặc dù SocialFi đang đón nhận được sự chú ý của cả người dùng và dòng tiền, tuy nhiên các giao thức và dự án social trên web3 vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển khá sơ khai và ở những bước phát triển đầu tiên.
Hầu hết các dự án vẫn đang trong giai đoạn sai và thử hoặc mới chỉ dừng lại ở bài toán thu hút người dùng. Tính chất “finance” hay mô hình kinh doanh hoàn thiện vẫn chưa được thể hiện rõ ràng ở hầu hết các dự án.
Chính vì vậy, sẽ không thể tránh khỏi những mô hình dự án hiện tại có thể sẽ là một bản thử nghiệm để hình thành một dự án chuẩn chỉnh sau này.
- Hạn chế về yếu tố “DeFi” trong SocialFi
Như đã đề cập bên trên, SocialFi là sự kết hợp của 2 yếu tố chính “Social” và “Finance”. Do đó, một dự án SocialFi hoàn chỉnh cần đáp ứng được nhu cầu về mặt tài chính cho người dùng.
Hiện nay, có khá ít dự án SocialFi đã ra mắt token và hoàn thiện mô hình kinh doanh của dự án. Hoặc những dự án có “social token” thì lại chưa hoàn thiện được tiện ích đầy đủ của token để mang lại những lợi nhuận tài chính cho người dùng và nhà sáng tạo, làm giảm động lực và sự khuyến khích với người dùng.
Các dự án cần xác định và thiết kế một cơ chế hiệu quả để thúc đẩy việc tạo ra các nội dung giá trị, chất lượng cao và có tương tác xã hội hiệu quả.
6. Kết luận
Trên đây là tổng hợp ngắn gọn về sự phát triển của SocialFi trong giai đoạn vừa rồi. Hầu hết các dự án SocialFi hiện tại vẫn còn đang trong giai đoạn khá non nớt và thử sai, chưa thể giải quyết triệt để vấn đề đặt ra ban đầu của SocialFi đề ra.
Tiềm năng của SocialFi là không thể phủ nhận, nhưng chúng ta cần thời gian để quan sát và chờ đợi sự trưởng thành hơn của SocialFi trong giai đoạn sắp tới. Theo dõi Bigcoin để cập nhật những thông tin khác về SocialFi sau này!
Đọc thêm: