Bounty là gì? Sự khác biệt giữa Bounty và Airdrop

ByEvelyn03/01/2024
Bounty được biết đến như một phương tiện quảng cáo và kênh tương tác với cộng đồng động, Bounty không chỉ giúp các dự án blockchain và cryptocurrency thu hút sự chú ý, mà còn là cơ hội cho những người muốn đóng góp và kiểm thêm thu nhập trong lĩnh vực này. Hãy cùng nhau khám phá chi tiết về khái niệm Bounty, cách nó hoạt động, và tầm ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của các dự án trong hệ sinh thái tiền điện tử.

1. Bounty là gì?

1.1. Bounty là gì?

Bounty trong thị trường crypto thường được hiểu là một chương trình hoặc nhiệm vụ mà các dự án blockchain đặt ra để khuyến khích cộng đồng tham gia và đóng góp cho dự án của họ.

Người tham gia Bounty có thể nhận được các token hoặc coin của dự án. Nếu giá trị của token tăng lên sau này, họ có thể có thu nhập đáng kể. Đây là một cách để tạo động lực cho các cá nhân có kỹ năng đa dạng như phát triển phần mềm, kiểm thử bảo mật, viết bài, dịch ngôn ngữ, và nhiều hoạt động khác.

1.2. Bounty là một hình thức giúp phát triển các dự án crypto

Bounty là một chiến lược marketing được các dự án crypto sử dụng trong các giai đoạn quan trọng như Initial Token Offerings (ITO) hoặc Initial Coin Offerings (ICO) để thu hút cộng đồng biết đến dự án.

Cộng đồng crypto tham gia làm Bounty thường thông qua các mạng xã hội như Telegram, Facebook, Reddit và X (Twitter). Mỗi chiến dịch đều có hướng dẫn và phần thưởng cụ thể, tham gia Bounty người dùng sẽ nhận được token của dự án miễn phí thông qua việc đóng góp vào phát triển dự án.

Bounty là gì?
Bounty là gì?

2. Chiến dịch Bounty gồm có những gì?

Các chiến dịch Bounty nhắm mục tiêu đến cộng đồng crypto và thường bao gồm các hoạt động sau:

  • Chiến dịch truyền thông mạng xã hội: Người tham gia sẽ quảng bá dự án trên các nền tảng như X (Twitter), LinkedIn, hoặc Reddit. Điều này có thể bao gồm việc chia sẻ bài đăng về dự án, sáng tạo nội dung, hoặc tham gia vào các cuộc thảo luận liên quan.
  • Tạo nội dung: Người dùng có thể viết bài, tạo hình ảnh minh họa, hoặc sản xuất video.
  • Bug Bounty: Đối với những người tham gia thông thạo về công nghệ, chiến dịch này cung cấp phần thưởng cho việc xác định, báo cáo và đôi khi là sửa chữa lỗ hổng phần mềm.
  • Dịch thuật: Người tham gia dịch các whitepaper, trang web, hoặc giao diện nền tảng sang nhiều ngôn ngữ khác nhau.
  • Giới thiệu dự án: Người tham gia được thưởng cho việc giới thiệu bạn bè tham gia dự án.

Các chiến dịch khác:

Chiến dịch Bounty Twitter:

X (Twitter) là một nền tảng tốt để quảng cáo các chiến dịch Bounty crypto. Nó có nhiều người dùng và tăng lưu lượng truy cập đến các kênh cộng đồng crypto khác nhau.

Một chiến dịch Bounty Twitter thường liên quan đến việc người tham gia quảng cáo dự án trên tài khoản Twitter của họ. Người tham gia nhận phần thưởng Bounty tùy thuộc vào mức độ tương tác trong các bài đăng của người tham gia. Dưới đây là một ví dụ về Chiến Dịch Bounty Twitter cho một dự án ICO:

  • Có ít nhất 300 người theo dõi.
  • Theo dõi tài khoản Twitter chính thức của dự án
  • Thích và retweet ít nhất 2 bài đăng của dự án mỗi tuần.
  • Đăng các tweet về dự án.
  • Các tweet không được xóa khỏi tài khoản Twitter của bạn cho đến khi kết thúc chiến dịch.
Chiến dịch Bounty Twitter
Chiến dịch Bounty Twitter

Chiến dịch Bug Bounty: Bug Bounty (Săn lỗi nhận tiền thưởng), được tổ chức bởi các dự án blockchain, đây là một phần thưởng được cung cấp cho việc tìm kiếm các lỗ hổng và các vấn đề trong code của máy tính.

Thông qua chiến dịch này, các dựa án có thể có được thông tin về các lỗ hổng mà họ có thể đã bỏ sót, từ đó có thể nhanh chóng vá lỗi.

Người tham gia Bug Bounty, còn được gọi là Bug Bounty Hunters, thường nhận được phần thưởng là token của dự án, tùy thuộc vào mức độ đóng góp. Đối với các nhà nghiên cứu bảo mật, Bug Bounty không chỉ là cơ hội để kiếm thêm thu nhập và kiểm thử kỹ thuật của họ mà còn là cách để họ đóng góp tích cực vào việc bảo vệ an ninh thông tin toàn cầu.

Bug Bounty
Bug Bounty

3. Sự khác biệt giữa Bounty và Airdrop

So sánh Bounty Airdrop
Nhiệm vụ Yêu cầu người tham gia tích cực hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể như viết bài, chia sẻ trên mạng xã hội, dịch nội dung... Không đòi hỏi nhiệm vụ cụ thể, thường được phân phối một cách bất ngờ cho những người dùng tham gia trải nghiệm sản phẩm của dự án dựa trên các tiêu chí không được công bố trước.
Phần thưởng Phần thưởng phụ thuộc vào chất lượng và ảnh hưởng của đóng góp của người tham gia. Mỗi người tham gia nhận một lượng token cố định hoặc tùy theo mức độ tham gia trải nghiệm sản phẩm.
Thời gian Thường có thời gian cụ thể và có thể giới hạn theo số lượng người tham gia. Có thể thực hiện trong thời gian dài, không được công bố trước và thường mở rộng đến một lượng lớn người dùng.

Từ năm 2018, thời điểm này Bounty được nhiều cộng đồng tham gia để kiếm phần thưởng từ các dự án mới. Khi tham gia chiến dịch Bounty, cộng đồng cần làm các nhiệm vụ phức tạp, kỳ công và phần thưởng sẽ phụ thuộc vào chất lượng của người tham gia.

Còn Airdrop, không có nhiệm vụ cụ thể để hoàn thành, làm cho nó trở thành một hình thức phân phối token "miễn phí". Nên mấy năm gần đây cộng đồng đã theo xu hướng làm Airdrop để nhận thưởng rất nhiều. Hiện tại, độ khó để nhận được Airdrop từ dự án đã tăng lên do số lượng cộng đồng làm Airdrop đã tăng. (Ví dụ: Trải nghiệm tính năng của dự án, hold NFT, sử dụng mạng lưới, giao dịch,…)

Sự khác biệt giữa Bounty và Airdrop
Sự khác biệt giữa Bounty và Airdrop

4. Đo lường thành công của một chiến dịch Bounty

  • Theo dõi số lượng người tham gia. Tỷ lệ tham gia cao cho thấy sự hấp dẫn và sự lan rộng của chiến dịch.
  • Nếu chiến dịch liên quan đến các nhiệm vụ trên mạng xã hội hãy theo dõi số lượt thích, chia sẻ, bình luận và tổng cộng sự tương tác
  • Quan sát xem có sự tương quan nào giữa chiến dịch bounty và giá token hoặc khối lượng giao dịch không.
  • Đo lường sự tăng trưởng trong các kênh cộng đồng, như nhóm Telegram hoặc người theo dõi trên Twitter.
  • Thu thập phản hồi từ người tham gia về cấu trúc chiến dịch, phần thưởng, và trải nghiệm tổng thể.
  • Đánh giá chất lượng của các đóng góp như nội dung, báo cáo lỗi, hoặc các nhiệm vụ khác. Điều này giúp đo lường mức độ giá trị mà cộng đồng đóng góp cho dự án.
Đo lường thành công của một chiến dịch Bounty
Đo lường thành công của một chiến dịch Bounty

5. Kết luận

BountyAirdrop, hai chiến lược đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển cộng đồng cho dự án blockchain. Bounty không chỉ giúp các dự án kiểm tra và phát triển sản phẩm mà còn làm tăng cường tầm nhìn và uy tín của dự án đó.

Hiện nay, cộng đồng đang phổ biến làm Airdrop để kiếm phần thưởng nên việc nhận thưởng từ Airdrop cũng khó lên, theo dõi Theblock101 để cập nhật những bài viết mới nhất về hướng dẫn làm Airdrop từ các dự án tiềm năng.

Đọc thêm:

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

Evelyn

Evelyn

Fundamentals - focused investing and active participation.

0 / 5 (0Bình chọn)

Bài viết liên quan