1. Dfns là gì?
Dfns là nền tảng Wallet-as-a-Service (WaaS), giúp các nhà phát triển crypto không phải lo lắng về việc quản lý private key và tích hợp ví mà chỉ cần tập trung vào việc phát triển ứng dụng của mình.
Được lựa chọn bởi các công ty fintech hàng đầu và các doanh nghiệp lớn, Dfns bảo vệ tài sản kỹ thuật số bằng cách chia nhỏ mật khẩu ví (private key) và phân phối các phần này qua một mạng peer-to-peer. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ mất mát tài sản trong trường hợp các yếu tố bên ngoài tác động. Dfns ử dụng hệ thống Threshold Signature Scheme (MPC/TSS) dựa trên tính toán đa bên an toàn — một giải pháp dẫn đầu trong ngành mà các nhà phát triển có thể tin tưởng.
2. Các sản phẩm chính của Dfns
2.1. Wallets-as-a-Service Platform (WaaS)
Dfns cung cấp nền tảng WaaS giúp tổ chức tạo và quản lý ví quy mô lớn với bảo mật cao. Nền tảng này hỗ trợ các ví có thể lập trình được, giúp các nhà phát triển dễ dàng triển khai và tự động hóa quy trình, giảm thiểu thời gian phát triển. Ngoài ra, Dfns còn có khả năng mở rộng để xử lý hàng triệu ví mà không gặp sự cố.
2.2. Wallet Entitlement Management (WEM)
Dịch vụ Wallet Entitlement Management (WEM) của Dfns cung cấp các công cụ để quản lý quyền truy cập và bảo mật cho ví tài sản kỹ thuật số. Tính năng này giúp tự động hóa các quy trình giao dịch và chính sách bảo mật, với các quyền truy cập dựa trên vai trò, và hỗ trợ kiểm soát mạnh mẽ đối với các hoạt động ví.
Dfns cho phép chuyển đổi linh hoạt giữa các chế độ custodial và non-custodial, giúp người dùng và tổ chức kiểm soát tài sản mà không gặp phải điểm yếu bảo mật. Cung cấp các API và thư viện mạnh mẽ, Dfns đảm bảo việc khôi phục khóa và bảo vệ quyền truy cập vào ví mà không bị mất mát tài sản.
2.3. Key Deployment Service (KDS)
Dịch vụ Key Deployment Service (KDS) của Dfns giúp triển khai cơ sở hạ tầng quản lý khóa dễ dàng, đáp ứng các yêu cầu về tuân thủ và quy định. Dfns sử dụng công nghệ MPC (Multiparty Computation) tiên tiến để đảm bảo tính phân tán và khả năng phục hồi dịch vụ trong trường hợp lỗi.
Dịch vụ hỗ trợ HSM (Hardware Security Module) chống giả mạo và khả năng quan sát thời gian thực, giúp theo dõi các giao dịch và sự kiện qua API và các nhật ký microservice. Đặc biệt, khả năng phục hồi thảm họa (DRP) của Dfns giúp tùy chỉnh việc khôi phục khóa theo mức độ quan trọng, bảo vệ tài sản trong mọi tình huống.
Hiện tại, sản phẩm này đã và đang được tin tưởng sử dụng bởi những ngân hàng và tổ chức fintech hàng đầu thế giới như: Google, IBM, Microsoft, aws, Thales,…
2.4. Integrations
Dfns hỗ trợ tích hợp với hơn 100 blockchain và dịch vụ tài sản kỹ thuật số, bao gồm các sàn giao dịch, nền tảng staking, công cụ quản lý thuế, và nhiều ứng dụng khác.
Những tích hợp này giúp các nhà phát triển dễ dàng mở rộng và tích hợp các ứng dụng crypto vào hệ sinh thái của mình, nâng cao hiệu quả và sự linh hoạt trong quá trình phát triển sản phẩm.
3. Tokenomics
Hiện tại, nền tảng vẫn chưa ra mắt token cũng như có kế hoạch cho việc listing token hay những thông tin xoay quanh tokenomics. Chúng tôi sẽ cập nhật thêm khi có thông tin chính thức từ phía dự án.
4. Đội ngũ phát triển
Dfns được xây dựng và phát triển bởi một đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bảo mật và mật mã học, bao gồm các tiến sĩ và những người đã tiên phong trong nghiên cứu về tính toán đa bên (Multiparty Computation - MPC) và chữ ký ngưỡng (Threshold Signature - TSS) - một giải pháp dẫn đầu trong ngành mà các nhà phát triển có thể tin tưởng trong việc quản lý khóa cho blockchain.
Đội ngũ này bao gồm những tài năng xuất sắc từ các tổ chức và công ty công nghệ lớn như Google, Circle, Microsoft, IBM, Standard Chartered, Paypal, Goldman Sachs, HP, Gemini và Bank of America. Với nền tảng kiến thức vững chắc và kinh nghiệm dày dặn, đội ngũ Dfns tập trung vào việc giải quyết những vấn đề then chốt của blockchain, đặc biệt trong việc bảo mật và quản lý khóa, mang đến cho người dùng và doanh nghiệp giải pháp an toàn và hiệu quả.
5. Nhà đầu tư và đối tác
Dựa trên thông tin từ trang thống kê dữ liệu Crypto Fundraising, Dfns đã hoàn thành thành công 2 vòng huy động vốn với tổng số vốn huy động lên tới gần 30 triệu USD từ những quỹ đầu tư top tier và có tiếng nói trong ngách. Thông tin chi tiết hai vòng gọi vốn như sau:
- Tháng 4/2022: Huy động thành công 13.5 triệu USD vòng Seed round, với sự tham gia của White Star Capital, Hashed, Coinbase Ventures, Semantice Ventures,…
- Tháng 1/2025: Thành công gọi vốn thêm 16 triệu USD vòng Series A, được dẫn đầu bởi Further, cùng với sự hậu thuẫn từ Wintermute, Motier Ventures, Figment, techstars, Semantic Ventures,…
6. Những thành tựu quan trọng đạt được
Cho tới hiện tại, Dfns đã hỗ trợ quản lý và bảo mật hơn 5 tỷ USD tài sản tích luỹ cho các doanh nghiệp, người dùng và tổ chức với hơn 10 triệu ví đã được khởi tạo và đạt được khối lượng giao dịch, chuyển tiền hàng tháng lên tới hơn 1 tỷ USD.
Ngoài ra, dự án là nền tảng ví nên rất chú trọng vào vấn đề bảo mật, trải qua rất nhiều lần audit và chạy thử nghiệm của các tổ chức kiểm toán lớn như Halborn, Deloitte, yoyosha, Kudelski Security, KPMG,…
Bên cạnh đó, Dfns cũng là đối tác lớn được tin tưởng và sử dụng bởi nhiều các công ty, tập đoàn tài chính công nghệ top đầu toàn cầu như Google, Microsoft, IBM, aws,…
7. Hệ sinh thái
Website: https://www.dfns.co/
Twitter: https://x.com/dfnsHQ
LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/dfnshq
8. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về dự án Dfns- cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ ví và quản lý tài sản cho các doanh nghiệp và tổ chức.
Dfns đã khẳng định vị thế là một trong những giải pháp hàng đầu trong lĩnh vực bảo mật và quản lý ví cho tài sản kỹ thuật số. Với nền tảng Wallet-as-a-Service mạnh mẽ, công nghệ bảo mật tiên tiến dựa trên MPC và TSS, cùng khả năng mở rộng linh hoạt, Dfns giúp các doanh nghiệp và nhà phát triển tối ưu hóa quy trình bảo mật và quản lý tài sản. Dự án không chỉ giải quyết các vấn đề then chốt về bảo mật và quyền truy cập, mà còn tạo ra một hệ sinh thái tích hợp rộng rãi với hơn 100 blockchain, khẳng định khả năng ứng dụng rộng rãi và tiềm năng lớn trong tương lai.
Hy vọng bài viết trên cung cấp những thông tin hữu ích cho người dùng về dự án. Nội dung chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư cần tự DYOR và đưa ra những đánh giá riêng của mình trước khi quyết định đầu tư bất kỳ dự án nào.