1. Massa là gì?
Massa là nền tảng blockchain Layer 1 hoạt động theo cơ chế PoS (Proof-of-Stake). Dựa trên những thử nghiệm ban đầu, dự án công bố có thể xử lý hơn 10,000 giao dịch trên một giây (TPS). Massa ban đầu đã định hướng trở thành một blockchain có tính phi tập trung mạnh mẽ nhờ lượng Node lớn.
Ngoài ra, Massa còn mang trên mình những công nghệ đặc trưng nhằm giải quyết các vấn đề như mở rộng, phi tập trung trên blockchain…
2. Những đặc điểm chính của Massa
2.1 Tính phi tập trung
Massa là một blockchain có tính phi tập trung cao nhờ sự phát triển của các Node, phần lớn đến từ việc cấu hình yêu cầu các Node không quá cao.
Nhờ vào sự phát triển của mạng lưới Node trên Massa, Massa là một blockchain có hệ số Nakamoto Efficient 1000+, có nghĩa là cần kiểm soát ít nhất 1000 Node trong mạng để chiếm được 51% sức mạnh khai thác. Đây là một mức độ bảo mật cao, vì rất khó để kiểm soát 1000 Node trong một mạng phi tập trung. Từ đó có thể đem lại tính bảo mật cao cho Massa blockchain.
2.2 Multithreaded block graph
Multithreaded block graph (MBG) là một cấu trúc dữ liệu mới được phát triển bởi Massa Labs để cải thiện khả năng mở rộng của blockchain. MBG cho phép các Node trong mạng tạo các block song song mà không cần phải chờ đợi xác nhận từ các Node khác. Điều này giúp tăng đáng kể thông lượng của blockchain.
Điều này có thể mang một số nét tương đồng với Parallel execution của Aptos, đây đều là những giải pháp nhằm tăng khả năng mở rộng của blockchain. Cả hai giải pháp đều dựa trên ý tưởng xử lý nhiều giao dịch cùng lúc, thay vì xử lý từng giao dịch một theo thứ tự.
Tuy nhiên, cũng có một số điểm khác biệt giữa hai giải pháp này. MBG của Massa Labs sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS) để chọn các Node tham gia vào quá trình tạo block. Các Node này sẽ được chia thành các nhóm, mỗi nhóm sẽ tạo một block riêng. Sau đó, các block này sẽ được hợp nhất thành một Block duy nhất.
Trong khi đó, paralellel execution của Aptos sử dụng cơ chế đồng thuận Byzantine Fault Tolerance (BFT) để đảm bảo tính nhất quán của các giao dịch được xử lý song song. Các giao dịch sẽ được chia thành các nhóm, mỗi nhóm sẽ được xử lý bởi một nút BFT. Sau đó, các nút BFT sẽ phối hợp với nhau để xác minh tính hợp lệ của các giao dịch và tạo ra một trạng thái chung cho mạng.
Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giữa hai giải pháp:
Tính năng | Multithreaded block graph | Parallel Execution |
---|---|---|
Cơ chế đồng thuận | Proof-of-Stake | Byzantine Fault Tolerence |
Cách thức hoạt động | Chia các node thành nhóm để tạo block | Chia các giao dịch thành các nhóm để xử lý song song |
Ưu điểm | Khả năng mở rộng cao | Tính nhất quán cao, khả năng mở rộng cao |
Nhược điểm | Yêu cầu nhiều Node | Yêu cầu nhiều tài nguyên |
2.3 Hợp đồng thông minh tự động (Autonomous Smart Contracts)
Hợp đồng thông minh tự động (Autonomous Smart Contracts - ASC) cũng tương tự với Smart contract cơ bản. Tuy nhiên, chúng cũng có những ưu điểm đặc biệt như sau:
- Tự động hóa hoàn toàn: ASC có thể tự động thực thi các điều khoản của hợp đồng mà không cần sự can thiệp của con người.
- Khả năng chống kiểm duyệt: ASC không phụ thuộc vào bất kỳ bên thứ ba nào, vì vậy chúng có khả năng chống kiểm duyệt cao.
- Độ tin cậy cao: ASC được lưu trữ trên chuỗi blockchain và có khả năng chống lại các cuộc tấn công.
- Hiệu quả cao: ASC có thể xử lý các giao dịch nhanh chóng và hiệu quả mà không cần phải chờ đợi xác nhận từ các bên thứ ba.
Một số ứng dụng mà ASC có thể đem lại đáng kể đến như:
- Defi: ASC có thể được sử dụng để tự động hóa các giao dịch, chẳng hạn như đặt lệnh giới hạn, thanh lý vị thế và điều chỉnh các nhóm thanh khoản.
- Game: ASC có thể được sử dụng để tạo các nhân vật máy (NPC) thông minh hơn và các thế giới ảo năng động hơn.
- Các nền tảng tự động: ASC có thể được sử dụng để tự động thực hiện các tác vụ quản trị như bỏ phiếu và thêm thành viên.
Mặc dù vậy, chúng ta cũng cần chú ý về những rủi ro mà ASC mang lại:
- Tính phức tạp: ASC có thể phức tạp hơn để phát triển và duy trì. Điều này là do ASC cần được lập trình để theo dõi các sự kiện trên chuỗi và phản ứng với chúng theo các quy tắc xác định trước.
- Khả năng bảo mật: ASC có thể dễ bị tấn công hơn so với smart contract cơ bản. Điều này là do ASC có thể thực hiện các tác vụ phức tạp hơn, khiến chúng trở thành mục tiêu hấp dẫn hơn cho các cuộc tấn công.
- Tính minh bạch: ASC có thể ít minh bạch hơn so với smart contract cơ bản. Điều này là do ASC có thể thực hiện các tác vụ dựa trên thông tin off-chain, khiến chúng khó theo dõi hơn.
3. Đội ngũ
- CEO - Co-Founder, Sébastien Forestier: Ông là CEO tại Massa Labs, trước đó ông là tiến sĩ về AI tại Inria - một viện nghiên cứu khoa học máy tính và tự động hóa tại Pháp.
- Co-Founder, CTO, Damir Vodenicarevic: Ông là Co-Founder và CTO tại Massa Labs, ông là tiến sĩ vật lý và khoa học máy tính. Trước kia từng làm việc tại Treezor
- COO, Adrien L: Ông là COO và Trưởng bộ phận nghiên cứu tại Massa Labs, ông cũng từng làm việc tại Inria như Forestier, Adrien cũng là tiến sĩ về mật mã lượng tử
4. Nhà Đầu Tư
Massa Labs đã gọi vốn thành công vòng Seed với 5,8 triệu USD từ một số quỹ đầu tư như Blueyard, ZBS Capital, Numeus…
5. Tokenomics
5.1 Thông tin chung
Massa Labs đã công bố token quản trị của mình với ba chức năng chính: Trả phí gas, Stake và Vote trên Massa Dao
- Tên dự án: Massa
- Ký hiệu: Updating…
- Blockchain: Massa
- Contract: Updating…
- Tổng cung: 1,000,000,000 Massa token
5.2 Tỉ lệ phân bổ
- Massa Labs & Đội ngũ phát triển: 12% tương đương với 120 triệu token.
- Private Sales: 16% tương đương 160 triệu token
- Community & Ecosystem: 18% tương đương 180 triệu token
- Decentralization Program: 30% tương đương 300 triệu
- Testnet Incentives: 8% tương đương 80 triệu token
Trong đó chương trình testnet thưởng token cho hàng ngàn người chạy Node thành công tham gia vào chương trình testnet Node
Thời gian khóa của các hạng mục chưa được dự án công bố chính thức
6. Thông tin dự án
- Website: https://massa.net/
- Twitter: https://twitter.com/massalabs
- Discord: https://discord.com/invite/massa
7. Tổng kết
Massa Labs là một dự án blockchain Layer 1 mang trên mình những công nghệ đáng để tâm, đặc biệt là dự án sắp mainnet vào Q4/2023 (có thể là tháng 11). Có thể thấy, đội ngũ phát triển của Massa Labs đều là những người có trình độ học vấn cao. Tuy nhiên, dự án cũng còn những điểm cần lưu ý.
Massa Labs đã phát triển từ năm 2020 đến nay nhưng vẫn chưa Mainnet, điều này cho thấy tiến độ của dự án đang tương đối chậm trễ và trải qua nhiều đợt testnet.
Ngoài ra, Massa Labs không phải một dự án gọi được một số vốn lớn, hơn nữa các VCs đầu tư vào dự án cũng không thực sự nổi trội trong thị trường Crypto.
Tuy nhiên dự án hiện tại đang được “đồn đoán” rằng sẽ sớm mainnet vào Q4.2023 và đã xác nhận sẽ có Airdrop, cơ hội để các “thợ săn” Airdrop vẫn còn khi dự án vẫn đang mở các Quest tại đây.
Trên đây là những thông tin về Massa Labs - Blockchain Layer 1 sắp khởi chạy trong năm nay.
Đọc thêm: