theblock101

    Raft là gì? Toàn tập về mảnh ghép LSDFi mới trên Ethereum

    ByVinz Nguyen03/09/2023
    LSDFi nổi lên như một “từ khóa” quan trọng sau Upgrade Shanghai , Raft nổi lên như một dự án CDP (Collateral debt position) nổi bật trong hệ sinh thái Ethereum nói chung hay LSDFi nói riêng. 

    1. Raft là gì ?

    Raft là giao thức CDP (Collateral debt postion) trên hệ sinh thái Ethereum, Raft cho phép khai thác tối đa lợi nhuận từ việc nắm giữ các LST như stETH, rETH, BETH thông qua việc mint Stablecoin R trên giao thức.

    Raft là gì ?

    2. Các tính năng chính của Raft Finance

    2.1 R là gì?

    R là một stablecoin được mint ra bởi tài sản “thế chấp” là các token LST như rETH, stETH, BETH. Raft đặt mục tiêu đưa R trở thành stablecoin phổ biến mạnh mẽ trong môi trường Defi

    Hiện tại người dùng có thể sử dụng R để tham gia vào các giao thức có hỗ trợ như Maverick, Balancer

    Stablecoin R tại giao thức Maverick Protocol 

    R được neo giữ giá trị bằng 2 cơ chế giữ Peg như sau:

    • Hard peg: là việc giữ giá của stablecoin ổn định trong khoảng từ 1 USD đến 1,2 USD, dựa trên tài sản thế chấp. Để làm điều này cho stablecoin R, Raft sử dụng hai cơ chế: Redeem và “thế chấp vượt mức” (over-collateralization). Redeem cho phép chuyển đổi R thành LSD với tỷ lệ cố định, và thế chấp vượt mức yêu cầu thế chấp một lượng LSD lớn hơn giá trị R, giữ cho stablecoin giữ được giá trị ổn định. Với chức năng Redeem, người dùng có thể đổi lại các token R của họ, các token này sẽ bị “đốt” thông qua một Smart contract, giảm tổng nguồn cung R và tăng giá trị của nó lên. Điều này có nghĩa là việc đổi R để lấy các token LSD chỉ thực sự hiệu quả kinh tế khi giá của R thấp hơn 1 USD. Trong tình huống giá giảm, việc giữ cho giá của R ổn định có thể được bảo vệ bằng cách mua R trên DEX với giá thấp hơn 1 USD và sau đó đổi nó để nhận 1 USD đối với từng R, tức là đổi lại thành các token LSD.
    • Thế chấp vượt mức (Over-collateralization): Khi giá R vượt qua 1,20 USD, người dùng có thể tạo ra R bằng cách thế chấp 1,2 USD trong LSD và bán chúng với lợi nhuận không rủi ro. Điều này ngăn R tăng giá quá nhanh.
    • Soft peg: là cách để giữ giá cho R ổn định, nhưng không bắt buộc nó phải ở một mức giá cố định. Thay vào đó, nó tạo động lực cho người dùng hành động dựa trên kỳ vọng rằng giá của R sẽ duy trì ổn định trong tương lai. Nó giống như một điểm mà hệ thống tự động quay trở lại sau khi có sự thay đổi tạm thời trong giá. Ví dụ, khi giá cao hơn một mức nhất định, những người đã mượn hiện tại không có động lực để trả nợ. Ngược lại, khi giá thấp hơn mức đó, họ có động lực trả nợ. Điều này tạo ra sự hiểu biết rằng giá sẽ tự động điều chỉnh để quay trở lại điểm thường xuyên đó.

    2.2 Cơ chế hoạt động của Raft

    Vay

    • B1: Người dùng Deposit các LST (stETH, wstETH, rETH…) vào để làm tài sản thế chấp
    • B2: Mint ra R theo giá trị tài sản thế chấp với mức phí trên giao thức là 0.5% (Raft yêu cầu lượng R mint tối thiểu là 3000 R), điều này là rào cản không nhỏ bởi lượng tiền thế chấp tối thiểu nên lớn hơn 4000$
    • B3: Sử dụng R để tham gia các hoạt động Defi nhằm tối ưu hóa lợi nhuận
    Giao diện chính tại Raft

    Tỉ lệ thế chấp tối thiểu của Raft là 120%, có nghĩa là người dùng cần thế chấp tối thiểu 12,000$ giá trị LST để mint ra tối đa 10,000 R

    Trả lại

    Có 3 cách để người dùng trả lại lượng R đã vay như sau:

    • Trả nợ (Repayment): Người vay sẽ trả lại lượng R đã nợ và lấy lại tài sản LST của họ
    • Đổi lại (Redeem)  Những người đã mua R trên thị trường mở (DEX) có thể dùng R để đổi lại (Redeem) và nhận về tài sản thế chấp LST của những người vay khác
    • Thanh lý (Liquidation): Người thanh lý thanh toán khoản nợ của Người vay R theo tỷ lệ thế chấp tối thiểu và nhận lại tài sản thế chấp LST cộng với Phần thưởng thanh lý.

    Flash-mint

    Flash-mint là một module mạnh mẽ cho phép người dùng mint R lên tới 10% tổng nguồn cung R còn tồn đọng cùng một lúc, với điều kiện họ sẽ hoàn trả số tiền đó trong cùng một giao dịch với Tỷ lệ Flash Mint 0,01%.

    Ngoài ra, Flash mint có thể tận dụng làm đòn bẩy cho các khoản vay, tương tự như Flash Loan, Flash Mint có thể cho phép người dùng vay R, hoán đổi nó thành LSD và có được vị thế tài sản thế chấp có đòn bẩy trong 1 bước. Hướng dẫn sử dụng cụ thể tại đây.

    Hơn nữa, Flash Mint còn có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thanh lý. Người thanh lý có thể sử dụng Flash Mint để lấy token R cần thiết để trả nợ cho người đi vay. Sau đó, họ có thể sử dụng tài sản thế chấp đã nhận để hoán đổi lại thành R và hoàn trả Flash Mint, tất cả chỉ trong một giao dịch. Quá trình này cho phép các nhà thanh lý kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường để thu được lợi nhuận không rủi ro.

    3. Đội Ngũ Thành Viên

    Raft.fi là một dự án được thành lập ban đầu bởi Tempus Finance.

    • Đorđe Mijović - Co-Founder: Ông là Co-Founder tại Tempus Finance Ông tốt nghiệm cử nhân “Software Engineer” máy tính tại đại học Belgrade vào năm 2011, Mijović đã có kinh nghiệm nhiều ở các vị trí “Software Engineer” tại Ethereum Foundation, Microsoft….
    • David Garai - Founder: Ông là Founder tại Tempus Finance, từng tốt nghiệp cử nhân luật tại đại học Manchester, Ông có kinh nghiệm ở lĩnh vực quản lý nhiều hơn là công nghệ.

    4. Nhà Đầu Tư

    Raft công bố danh sách Nhà Đầu Tư (chưa tiết lộ số tiền gọi vốn) bao gồm các VCs như: Lemniscap, Wintermute, Jump …

    Danh sách Nhà Đầu Tư của Raft Finance

    5. Tokenomics

    Updating…

    6. Lộ Trình

    Updating…

    7. Thông Tin Dự Án

    8. Tổng kết

    Raft là một dự án CDP thuộc mảnh ghép LSDFi với mục tiêu khai thác tối đa lợi nhuận từ việc nắm giữ các LST, có thể thấy Raft đang có những hướng đi tương đối giống với Lybra Finance - dự án đã đạt được những thành công nhất định với hướng đi này.

    Mặc dù Raft đã thu hút được một số lượng TVL ổn sau thời gian ngắn ra mắt (40 triệu USD) nhưng để so sánh với đối thủ trực tiếp là Lybra Finance thì Raft lại đang có một số điểm yếu như sau:

    • Raft hiện tại đang tốn phí để mint ra stablecoin R (0.5%) còn Lybra thì không tốn phí khi mint stablecoin eUSD.
    • Ngoài ra, Raft yêu cầu số tiền “vay” tối thiểu là 3000R, đây cũng là một điểm khiến cho giao thức “kén” người dùng hơn.

    Dẫu vậy, Raft vẫn đang có những công cụ nhằm thu hút người dùng và được hỗ trợ bởi những VCs có danh tiếng, hãy cùng chờ đợi quá trình phát triển của Raft trong tương lai.

    Đọc thêm:

    Lybra Finance (LBR) là gì? Toàn tập về dự án mới nổi trong ngách LSDFi

    Prisma Finance là gì? Dự án mới nổi trong ngách LSDFi

    StakeStone là gì? Tổng quan về giao thức LSDFi xuyên chuỗi

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Vinz Nguyen

    Vinz Nguyen

    If crypto succeeds, it's not because it empowers better people. It's because it empowers better institutions.

    5 / 5 (2Bình chọn)

    Bài viết liên quan