Router Protocol ra mắt Mandara Testnet - Đâu là cơ hội cho nhà đầu tư?

ByElly Nguyen26/08/2023

Router Protocol đã ra mắt Testnet với tên gọi Mandara vào tháng 8 năm 2023. Liệu đây có phải cơ hội cho nhà đầu tư và tìm kiếm retroactive từ dự án?

1. Router Protocol là gì?

Router Protocol là giao thức cung cấp cơ sở hạ tầng chuỗi chéo được xây dựng trên Cosmos Tendermint giúp các blockchain (bao gồm Layer 1 hoặc Layer 2) có thể giao tiếp với nhau.

Router Protocol đã kêu gọi thành công 4.6 triệu USD từ Coinbase Ventures và một số quỹ đầu tư khác. Nền tảng hỗ trợ các giao dịch chuỗi chéo giữa 12 mạng khác nhau, bao gồm Polygon, BSC, Avalanche, Fantom, Arbitrum, Optimism, Ethereum, Harmony, Cronos, Kava, Moonbeam, RSK và Aurora.

2. Những con số biết nói

  • Số lượng người dùng: 33.970 người dùng
  • TVL: 284.000 USD
  • Transactions: 116.976 giao dịch
Thống kê hoạt động trên Router Protocol
Thống kê hoạt động trên Router Protocol

3. Đặc điểm nổi bật

3.1. Sản phẩm

Router Protocol sử dụng bộ Router’s SDK hỗ trợ khá hiệu quả cho các nhà phát triển xây dựng sản phẩm tích hợp trên nền tảng. Từ đó, rất nhiều sản phẩm đã ra đời để tăng tính ứng dụng cho dự án.

Tuy nhiên, 3 sản phẩm nổi bật nhất của Router Protocol là:

  • Voyager: sàn DEX cho phép chuyển đổi tài sản xuyên chuỗi giữa các blockchain. Ví dụ người dùng có thể chuyển MATIC (mạng Polygon) qua ETH (mạng Ethereum).
  • CrossTalk: Tạo ra lớp communication layer dành cho cross-chain smart contracts được ứng dụng trong một số hoạt động như lending, staking,.. xuyên chuỗi.
  • TExchange: nền tảng cho phép chuyển đổi xuyên chuỗi các token testnet, phục vụ đa số nhu cầu của những người săn retroactive, airdrop.

Có thể thấy, các sản phẩm của Router hỗ trợ đầy đủ không chỉ blockchain Layer 1 mà còn cả Layer 2 và cả mạng lưới Testnet (yếu tố mà nhiều giao thức thường bỏ qua). Theo đánh giá của mình thì các sản phẩm trên Router được phát triển bài bản và đồng bộ tuy nhiên hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm nên một số môi trường và tính năng vẫn chưa thể đánh giá.

3.2. Bảo mật

Router đã trải qua 3 lần audit (kiểm duyệt an toàn) từ Certik, Hacken, và Halborn. Router còn triển khai chương trình Bug Bounty trị giá 200K USD tại Immunefi. Giá trị trung bình của mỗi phần thưởng nếu tìm ra lỗi của dự án sẽ rơi vào khoảng từ 100K USD đến 485K USD.

Chương trình Bug Bounty của Router Protocol
Chương trình Bug Bounty của Router Protocol

3.3. Tokenomics

Tổng cung của token ROUTE đạt 20 triệu tokens, trong đó có khoảng 7.5 triệu (37.5%) đang được lưu thông.

Dự án đã trải qua 3 vòng gọi vốn với khoảng 600K (3%) tokens được phân bổ qua vòng Seed và 1.5M (7.6%) tokens được bán qua 2 vòng private tiếp theo. Đội ngũ dự án được phân bổ 3M token (15%) trong đó 10% sẽ được mở khóa sau 9 tháng kể từ TGE và số token còn lại sẽ được trả dần trong 4 năm. Điều này cho thấy sự gắn kết của team vào dự án rất cao.

Phân bổ token ROUTE
Phân bổ token ROUTE

Số token còn lại sẽ được phân bổ như sau: 25.4% dành cho Ecosystem Fund, 20% dành cho Foundation, 10% cho đối tác và 1.8% để khuyến khích cung cấp thanh khoản.

Lịch trả token ROUTE
Lịch trả token ROUTE

Theo như bảng thống kê trên thì toàn bộ phần phân bổ token dành cho private và cung cấp thanh khoản đã được trả toàn bộ. Phần token còn lại sẽ được trả dần trong vòng 4 năm. Điều này khiến cho thời gian tới dự án sẽ có thể diễn ra một đợt lạm phát token. Tuy nhiên, dự án nhanh chóng ra cơ chế staking token ROUTE để kiềm chế khoản lạm phát này.

4. Cập nhật mới nhất từ Router Protocol

Router Protocol là cơ sở hạ tầng phát triển các ứng dụng phi tập trung có khả năng tương tác xuyên chuỗi, còn được gọi với tên là IDApps (Interoperable DApps).

Trong năm 2022, Router Protocol liên tục mở rộng tích hợp với các hệ sinh thái mới và các sàn DEX uy tín như 1inch, Uniswap để tăng tính ứng dụng cho sản phẩm của mình.

Thời gian gần đây, các IDapps có những cập nhật quan trọng như sau:

  • Ra mắt Phase 1 của Incentivised and Gamified Testnet Mandara dành cho các nhà phát triển và đối tác cùng người dùng Web3 trên nền tảng Router Protocol. Trong phiên bản Testnet này người dùng có thể tham gia trải nghiệm sản phẩm và claim NFT về ví của mình.
Giao diện Gamified Mandara Testnet
Giao diện Gamified Mandara Testnet

Ra mắt Ping Pong phiên bản Mandara Testnet: Ping Pong là nền tảng cross-chain messaging cho phép chuyển thông điệp (như dữ liệu, token, NFT,…) xuyên chuỗi giữa các blockchain được nền tảng hỗ trợ.

Giao diện Ping Pong trên Mandara Testnet
Giao diện Ping Pong trên Mandara Testnet
  • TExchange hiện tại cũng ra mắt trên Mandara Testnet và hỗ trợ chuyển đổi token testnet giữa 7 mạng lưới khác nhau.
Giao dịch trên TExchange
Giao dịch trên TExchange

5. Hướng dẫn tham gia Mandara Testnet

Hiện tại, Mandara Testnet đang ra mắt phiên bản Phase 1 thử nghiệm nơi người dùng có thể mint NFT (là nhân vật đại diện) để trải nghiệm nền tảng. Dưới đây là hướng dẫn mint NFT trên nền tảng của Router.

Faucet $ROUTE và thêm mạng ROUTER NETWORK

Bước 1: Truy cập https://faucet.routerprotocol.com/ và kết nối địa chỉ ví Metamask.

Bước 2: Kết nối và thêm mạng Router Network.

Bước 3: Chọn “Get Test Tokens” để nhận về 0.5 $ROUTE.

Mint NFT về ví Metamask

Bước 1: Truy cập https://portal-testnet.routerprotocol.com/ rồi chọn loại nhân vật bạn muốn (tùy bạn chọn).

Bước 2: Sau khi chọn xong các đặc điểm cho nhân vật, nhập tên và địa chỉ email thì bạn chọn “Connect Metamask” để bắt đầu mint NFT.

Bước 3: Sau khi kết nối ví thành công thì bạn chọn “Mint” và hệ thống sẽ đưa bạn đến màn hình chờ dưới đây.

Bước 4: Đợi vài phút, nếu bạn mint NFT thành công thì sẽ nhận được thông báo như hình bên dưới.

Bước 5: Đi thu thập những đồng coin xuất hiện trên đường và cuối cùng sẽ xuất hiện kênh thông tin của dự án. Hãy theo dõi và tham gia cộng đồng để chờ đợi phiên bản Phase 2 ra mắt.

Trải nghiệm Ping Pong

Trước khi bắt đầu tham gia trải nghiệm bạn cần faucet 1 số token testnet để làm phí thực hiện giao dịch.

Sau khi có sẵn một số token làm phí giao dịch thì bạn có thể bắt đầu trải nghiệm sản phẩm Ping Pong theo hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Truy cập https://pingpong.routerprotocol.com/ và kết nối địa chỉ ví Metamask.

Bước 2: Chọn mạng lưới và nhập nội dung muốn gửi trên Ping Pong sau đó chọn “Send Message”.

Bước 3: Xác nhận giao dịch trên Metamask và hoàn thành. Bạn sẽ nhận được NFT miễn phí khi thực hiện giao dịch trên Ping Pong.

Trải nghiệm Texchange

Bước 1: Truy cập https://texchange.routerprotocol.com/swap sau đó chọn mạng lưới Testnet bất kỳ bạn muốn.

Bước 2: Nhập số lượng token muốn chuyển và chọn “Submit” rồi xác nhận giao dịch trên ví Metamask.

Bước 3: Hoàn thành giao dịch.

6. Kết luận

Router Protocol không chỉ phát triển cho người dùng đầu cuối mà còn là nền tảng cho phép các nhà phát triển xây dựng sản phẩm của mình trên đó hỗ trợ đầy đủ các tính năng liên quan đến tương tác đa chuỗi. Hiện tại, Router Protocol vẫn còn chưa được list trên các sàn lớn như Binance, OKX nên cần tiếp tục quan sát và theo dõi dự án nhiều hơn trong tương lai.

Đọc thêm:

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

Elly Nguyen

Elly Nguyen

Builder at Bigcoin - Learning to share, sharing to learn

0 / 5 (0Bình chọn)

Bài viết liên quan