theblock101

    Sự đổ bộ của các hệ sinh thái khác vào Cosmos Interchain

    ByLeahhere13/05/2024
    Sự đổ bộ hàng loạt của các hệ sinh thái lớn như Near, Solana, BNB hay EVM vào vũ trụ Cosmos gần đây liệu có phải một tín hiệu tốt cho hệ sinh thái Interchain. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tầm quan trọng những như ý nghĩa của việc mở rộng kết nối giữa Cosmos với các hệ sinh thái khác.

    1. Bối cảnh chung của Cosmos

    Cosmos là một trong những blockchain xây dựng theo dạng cấu trúc Layer 0, cung cấp cơ sở hạ tầng cho các blockchain khác phát triển và kết nối, trao đổi dữ liệu với nhau trên đó. Hiểu một cách đơn giản, Cosmos sẽ như một lớp nền trái đất, những blockchain khác xây dựng trên đó sẽ tương tự như các thành phố, có thể tận dụng công nghệ, nguồn lực và kể cả bảo mật của Cosmos để phát triển dự án riêng của mình. Mỗi thành phố cũng sẽ có một hệ sinh thái nhỏ khác nhau, bao gồm các Dapps, nhưng chúng đều có điểm chung là có thể tương tác qua lại với nhau vì cùng xây dựng và phát triển trên lớp nền Cosmos.

    Điều này tạo nên một hệ sinh thái khép kín, tạo điều kiện thuận lợi cho những dự án khác xây dựng trên Cosmos, tuy nhiên lại có một tranh cãi về việc: Vậy Cosmos có phải là một hệ sinh thái quá cô lập khi chưa thể tương tác cũng như kết nối với những hệ sinh thái EVM khổng lồ khác? Có lẽ đây cũng là một trong những phần hạn chế lớn nhất của Cosmos từ trước tới nay. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, sự tăng trưởng liên tục của các cầu nối EVM trên Cosmos sẽ giúp hệ sinh thái đón nhận một dòng tiền lớn khi hàng loạt các hệ sinh thái khác cùng đổ bộ vào vũ trụ Interchain như các blockchain EVM và non-EVM, Near, Solana, Polygon,…

    Sự đổ bộ hàng loạt của các hệ sinh thái lớn vào Cosmos
    Sự đổ bộ hàng loạt của các hệ sinh thái lớn vào Cosmos

    2. Near gia nhập Interchain thông qua IBC tương thích được phát triển bởi Octopus Network

    Octopus phát triển kênh kết nối giữa Cosmos và Near
    Octopus phát triển kênh kết nối giữa Cosmos và Near

    Octopus Network là một mạng lưới multi-chain được xây dựng trên Near với mục đích cung cấp cho các nhà phát triển cơ sở hạ tầng, môi trường, công nghệ hay bảo mật để xây dựng các dự án, appchains trên Near một cách dễ dàng. Bất kỳ appchain nào ra mắt trên Octopus đều có khả năng tương thích với tất cả các ứng dụng và giao thức trên Near.

    Gần đây, dự án đã cho ra mắt phiên bản Octopus 2.0 để hỗ trợ các chuỗi xây dựng dựa trên Cosmos SDK. Near IBC là một thành phần quan trọng của Octopus 2.0, Octopus sẽ gần như không thể triển khai giao thức bảo mật cho thuê cho Cosmos nếu không phát triển khả năng tương tác đáng tin cậy giữa Near và Cosmos. Giao thức IBC được cho là giao thức tương tác mở đầu tiên cho các blockchain, với kiến trúc phân lớp và nguồn mở, cho phép IBC hỗ trợ khả năng tương tác chuỗi chéo không cần tin cậy và trở thành tiêu chuẩn vàng cho các giao thức chuỗi chéo.

    Mặc dù hiện nay, các giải pháp chuỗi chéo liên tiếp ra đời, nhưng IBC vẫn luôn giữ vị trí top đầu về khối lượng giao dịch được thực hiện so với các giải pháp chuỗi chéo khác, kể cả Stargate (LayerZero), Connext, Wormhole, Synapse,…

    NEAR IBC cho phép bất kỳ hợp đồng thông minh nào trên NEAR có thể tương tác với các chuỗi hỗ trợ IBC như Cosmos Hub, Osmosis,… Thông qua các kênh này, người dùng có thể chuyển các mã token, tài sản, NFT,… qua lại giữa các chuỗi trên Near và Cosmos.

    Cơ chế hoạt động của cầu nối Octopus
    Cơ chế hoạt động của Near IBC phát triển bởi Octopus

    Quy trình hoạt động của việc tương tác giữa Near và Cosmos sẽ được triển khai theo cơ chế sau. Trên chuỗi A sẽ có một Client Proxy đại diện cho chuỗi B và ngược lại, chuỗi B cũng có một Client Proxy đại diện cho chuỗi A. Chức năng của proxy client này sẽ theo dõi trạng thái đồng thuận của các chuỗi khối, xác minh tiêu đề khối và trao đổi bằng chứng Merkle và xác nhận tính hợp pháp của lệnh tương tác đó.

    3. Solana chính thức kết nối Cosmos thông qua giải pháp của Picasso Network (Composable Finance)

    Solana chính thức tương tác được với Cosmos thông qua Composble Finance
    Solana chính thức tương tác được với Cosmos thông qua Composble Finance

    Trong sự kiện Solana Hackerhouse tại Dubai vừa rồi, Composable Finance đã chính thức thông báo về việc triển khai cầu nối đầu tiên giữa Solana và Cosmos thông qua IBC.

    Với Solana IBC, người dùng có thể thực hiện các giao dịch giữa Solana và các chuỗi được hỗ trợ bởi IBC như Cosmos, Osmosis,…

    Vấn đề khiến Solana trước nay không thể kết nối với IBC là do việc thiếu bằng chứng triển khai giữa hai chuỗi. Tuy nhiên, Composable Finance đã hợp tác với nhóm hệ thống phân tán INESC-ID liên kết với Đại học Lisbon để cùng nhau xây dựng giải pháp cho vấn đề này. Cơ chế hoạt động này sẽ bao gồm một hệ thống blockchain khách, cho phép Solana (hoặc một số chuỗi chưa tương thích IBC khác) có thể trở nên tương thích IBC trong tương lai.

    Hiểu một cách đơn giản, blockchain khách sẽ hoạt động như một L2 trên blockchain chủ (trong trường hợp này là Solana). Blockchain này được phát triển tương thích với IBC và sẽ sao chép các bằng chứng trạng thái giao dịch trên máy chủ. Thông qua bộ chuyển tiếp (relayer) sẽ gửi tin nhắn đến và đi từ chuỗi khách đến các chuỗi tương thích IBC khác. Chính vì vậy, chuỗi máy chủ (Solana) sẽ có thể giao tiếp với các chuỗi IBC.

    4. AggLayer (Aggregation Layer) cho phép Polygon sẽ kết nối với Cosmos thông qua giải pháp của Union Labs

    Polygon kết nối với Cosmos thông qua giải pháp của Union Labs
    Polygon kết nối với Cosmos thông qua giải pháp của Union Labs

    AggLayer là một lớp dịch vụ trung lập sử dụng bằng chứng không có kiến thức để cho phép các chuỗi chia sẻ trạng thái và tính thanh khoản một cách an toàn. Một số chuỗi hiện tại đang tích hợp với AggLayer bao gồm: X Layer - được triển khai bởi OKX, Polygon zkEVM, Astar zkEVM Polygon PoS, NEAR, Canto, Manta Pacific….

    Với AggLayer, các chuỗi tương thích với nền tảng sẽ có thể thông qua giải pháp tương tác chuỗi chéo của Union Labs để tương tác với các chuỗi tương thích IBC như Stride, Cosmos, Osmosis, Celestia,…

    Cơ chế kết nối giữa các chuỗi AggLayer với Cosmos
    Cơ chế kết nối giữa các chuỗi AggLayer với Cosmos

    5. Kết luận

    Có thể nói, rào cản về việc Cosmos là một hệ sinh thái quá độc lập khi các blockchain xây dựng trên đó chỉ có thể tương tác qua lại với nhau mà không thể kết nối với những chuỗi khối ngoài IBC đã được giải quyết. Đây là một trong những bước phát triển quan trọng bậc nhất của hệ sinh thái Cosmos, khi giờ đây các giải pháp chuỗi chéo đã liên tục được ra đời và phát triển giúp Cosmos có thể dễ dàng tương tác với các hệ sinh thái bên ngoài như EVM hay non-EVM. Một số giải pháp nổi bật có thể kể tới như Polymer Labs, Union Labs, Toki Finance,…

    Bước phát triển này đã giúp hệ sinh thái Cosmos có thể bước đầu tiếp cận tới các hệ sinh thái EVM và non-EVM với tiềm năng và nguồn lực khổng lồ như Solana, BNB chain, Ethereum,… tạo điều kiện cũng như mang lại lợi ích cho cả hệ sinh thái IBC và các chuỗi khối khác.

    Hy vọng bài viết trên cung cấp những thông tin hữu ích cho người dùng về dự án. Nội dung chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư cần tự DYOR và đưa ra những đánh giá riêng của mình trước khi quyết định đầu tư bất kỳ dự án nào.

    Đọc thêm

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Leahhere

    Leahhere

    - You have to be enough for you

    0 / 5 (0Bình chọn)

    Bài viết liên quan