1. Tensor là gì?
Tensor là nền tảng marketplace trên mạng lưới Solana, cho phép người dùng giao dịch, mua bán NFT trên mạng SOL. Ngoài ra, Tensor cũng hỗ trợ các NFT Inscriptions trên mạng SOL. Người dùng có thể sử dụng Tensor ở cả 2 phiên bản là Lite và Pro, với khả năng tuỳ chỉnh dựa vào nhu cầu của người dùng. Đây được coi là tính năng khá tiện dụng đặc biết đối với những người thích sưu tầm dựa vào độ hiếm của NFT để có thể xác định được mức giá chính xác của các NFT đó. Về cơ bản Tensor cung cấp đầy đủ các tính năng hiện có trên marketplace bao gồm đặt Bid và Sweep NFT, điểm khác biệt nhất trong sản phẩm của Tensor đó là nằm ở order book và Price Lock.
2. Sản phẩm
2.1 Order Book
Cơ chế Orders được dựa trên Bonding-curve, cho phép DCA NFTs và cung cấp một cơ chế thưởng cho những người cung cấp thanh khoản sớm. Ngoài ra, Tensor cũng cho phép mọi người tự vận hành AMM và thiết kế chi phí. Đặc biệt, sản phẩm này không thu phí thực hiện (listing, bids, market-making) và chỉ thu 1% phí cho taker.
Ngoài ra, Tensor còn là Aggregator dành cho NFT mạng Solana cho phép người dùng có thể tổng hợp thanh khoản từ hầu hết các marketplace chính trên Solana với giao diện thân thiện và cập nhật dữ liệu real-time. Sản phẩm này còn tích hợp TradingView và cung cấp các công cụ/ biểu đồ phân tích nâng cao cho người dùng. Tensor Aggregator không thu phí trên các marketplace tổng hợp, giúp người dùng tiết kiệm chi phí.
2.2. Price lock
Đây là sản phẩm mới nhất vừa được Tensor ra mắt, cho phép người dùng có thể long, short NFT và chỉ cần trả trước 2.7% phí. Không những thế, nó còn cung cấp cho người dùng tính năng “quyền chọn" thông qua Fund Lock, cơ chế và cách hoạt động sẽ thể hiện như hình bên dưới.
Về cơ bản cơ chế Long/Short NFT không khác biệt quá nhiều so với Long/Short token ở trên sàn tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ người dùng sẽ có nguy cơ bị thanh lý lệnh nếu như giá của NFT biến động quá mạnh.
Ngoài ra, cả 2 cơ chế Long/short và Fund Lock để có khoảng thời gian 7 ngày, đây là khoảng thời gian khá dài đối với lệnh Long/short đặc biệt đối với loại tài sản là NFT có tính biến động mạnh như hiện tại ở trên thị trường. Vì thế nên việc chơi Long/Short NFT trên sàn hiện tại đang có sự rủi ro khá cao dành cho người dùng.
Đặc biệt đây cũng là điều kiện để tích Point trong Season 3 của dự án và có cơ hội nhận được airdrop của dự án trong thời gian tới.
Khi giao dịch trên Tensor, người dùng sẽ cần trả một số loại phí nhất định để thực hiện giao dịch NFT. Tuy nhiên, các loại phí này sẽ khác nhau tùy thuộc vào marketplace mà người dùng đang giao dịch.
- Tensor Trade (Aggregator): nền tảng này sẽ không tính phí giao dịch của người mua khi giao dịch trên các marketplace được tổng hợp trong nền tảng. Thay vào đó, người dùng chỉ cần trả đúng mức phí mà marketplace đó tính.
- Tensor Swap (NFT AMM): tính tối đa 0.1% phí nền tảng và 0.9% phí bản quyền cho creators.
Nếu so sánh cùng đối thủ của dự án ở trong phân khúc này thì Magic Eden được coi là nền tảng đối trọng hiện tại của Tensor. Mặc dù, Tensor có nhiều điểm nổi bật về sản phẩm tuy nhiên khi nhìn vào khối lượng giao dịch trên nền tảng ở giai đoạn hiện tài thì gần như Magic Eden chiếm hết 90% thị phần về volume giao dịch NFT trên mạng lưới Solana.
- Tính năng định hình phí riêng: Người dùng có thể đặt tỷ lệ phí tạo lệnh market-making từ 0-25% khi sử dụng TensorSwap, trong khi MagicEden và OpenSea không có tính năng này.
- Points reward system: TensorSwap cung cấp hệ thống điểm thưởng cho người dùng cho các hoạt động trên nền tảng, chủ yếu là thiết lập các lệnh. Điều này giúp thúc đẩy tính tương tác và sử dụng của người dùng trên TensorSwap.
- Phí giao dịch thấp: TensorSwap tính phí giao dịch thấp nhất trong số ba nền tảng này, với 0,1% phí nền tảng và tối đa 0,9% phí cho người tạo nội dung. Trong khi đó, MagicEden và OpenSea có các mức phí khác nhau tùy thuộc vào giao dịch và loại NFT.
- Tính linh hoạt: TensorSwap cho phép người dùng tùy chỉnh các loại lệnh, bao gồm cả đặt giới hạn cho toàn bộ bộ sưu tập và các lệnh tạo thị trường. Trong khi MagicEden và OpenSea tập trung vào các loại lệnh cụ thể hơn.
4. Tokennomics
4.1. Thông tin chung
- Mã: $TNSR
- Giá: $0.83
- Marketcap: $100M
- FDV: $831M
- Tổng cung: 1.000.000.000
4.2. Phân bổ token
Thông tin về tokenomics của $TNSR:
- 55% tổng cung tương đương với 550.000.000 $TNSR cho cộng đồng, trong đó 12,5% tổng cung cho airdrop ban đầu. Người dùng có thể claim airdrop tại đây https://claim.jup.ag/tnsr
- 27% tổng cung cho những người đóng góp chính
- 9% tổng cung (90.000.000 $TNSR) cho nhà đầu tư & cố vấn
- 9% tổng cung (90.000.000 $TNSR) dự trữ để gọi vốn và phát triển trong tương lai
4.3. Thời gian phân bổ token
- 55% tổng cung tương đương với 550.000.000 $TNSR cho cộng đồng, trong đó 12,5% tổng cung cho airdrop ban đầu.
- 27% tổng cung cho những người đóng góp chính
- 9% tổng cung (90.000.000 $TNSR) cho nhà đầu tư & cố vấn
- 9% tổng cung (90.000.000 $TNSR) dự trữ để gọi vốn và phát triển trong tương lai
Nhìn vào thời gian Vesting token của dự án thì có thể thấy được đây là tokenomic khá đẹp khi toàn bộ token của các nhà đầu tư và dự án đều đã được lock lại và sẽ bắt đầu unlock bắt đầu từ tháng 4 năm 2025. Đây sẽ là thời gian khá tốt khi không có quá nhiều lực xã đến từ các nhà đầu tư trong Q3 Q4 năm nay, tạo điều kiện đẩy giá khi sóng NFT trở lại.
5. Đội ngũ phát triển
Đội ngũ phát triển của Tensor là một đội ngũ lớn hơn và bao gồm nhiều chuyên gia và nhân viên hỗ trợ.
- Richard - Co-founder của Tensor, là một nhà phát triển phần mềm có kinh nghiệm với nền tảng Solana. Trước đó, Richard đã làm việc tại các công ty công nghệ như Google và Shopify.
- Ilmol - CTO của Tensor, là một chuyên gia về công nghệ blockchain và có nhiều kinh nghiệm với việc xây dựng các ứng dụng dựa trên nền tảng Solana.
Ngoài ra, Tensor cũng có một số nhân viên hỗ trợ khác trong các lĩnh vực như kỹ thuật, thiết kế và tài chính.
6. Đối tác và nhà đầu tư
Tensor đã hoàn thành vòng gọi vốn Seed Round trị giá 3 triệu đô la Mỹ. Vòng gọi vốn này được dẫn đầu bởi Placeholder và có sự tham gia của Alliance, Solana Ventures, Big Brain Holdings, Monke Ventures và các cá nhân khác trong cộng đồng Solana, bao gồm cả các nhà sáng lập của Solana.
7. Roadmap
NFT phát triển quá nhanh nên sẽ rất khó để đưa ra 1 roadmap dài hạn, dự án đang từng bước phát triển để cung cấp tới người dùng những gì họ mong muốn hoặc yếu tố cần thiết cho thị trường này
Những dự định trong thời gian sắp tới:
- Gamified incentives (points, lootboxes & NFTs)
- Automation & NFT sniping
- Margin / leverage
- Perps / derivatives
- Expansion to other chains
- Notifications & alerts
- Single login for multiple wallets
- API for programmatic trading
- Advanced trading analytics
- Data export for tax & P&L management
8. Tổng kết
Tensor là marketplace tiềm năng trên hệ sinh thái Solana và là đối trọng chính đối với Magic Eden, dự án đã ra mắt token và đã được listing lên Binance tuy nhiên khi so sánh Tensor cùng các sàn giao dịch khác thì volume giao dịch của sàn không quá thực sự lớn so với các sàn giao dịch khác.
Ngoài ra, khi so sánh về token thì hiện tại trên thị trường có 4 dự án liên quan đến marketplace đã ra mắt token bao gồm Blur, Rare, LookS và TNSR trong các sàn giao dịch này thì TNSR được coi là tiềm năng chỉ đứng sau Blur. Ngoài ra, dự án cũng có sự liên quan mật thiết với Solana Venture và các cộng đồng NFT khác như Madlabs vì thế nên tiềm năng tăng trưởng trong tương lai sẽ khá lớn. Tuy nhiên, để có thể tăng trưởng mạnh thì quan trọng nhất đó là thị trường phải có sóng NFT quay trở lại mới giúp tạo điều kiện để các sàn giao dịch có thể tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Thông tin dự án
- Website: https://www.tensor.trade/
- Twitter: https://twitter.com/tensor_hq
Đọc thêm