theblock101

    Block Size là gì? Tầm quan trọng của Block Size trong Blockchain

    ByTrang Ha04/05/2024
    Block size là một thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ Blockchain, đóng vai trò không nhỏ trong việc quản lý giao dịch và tăng cường tính bảo mật của hệ thống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về khái niệm Block size là gì, tại sao nó quan trọng, và ảnh hưởng của nó đối với các mạng Blockchain.

    1. Tổng quan về Block Size

    Block Size là gì?
    Block Size là gì?

    1.1. Block Size là gì?

    Block size (kích thước khối) là thuật ngữ đề cập đến dung lượng tối đa của dữ liệu được chứa trong một khối (block) trên mạng lưới Blockchain. Kích thước của mỗi khối có thể được đo bằng đơn vị dữ liệu như byte hoặc kilobyte.

    Ví dụ, trong Blockchain của Bitcoin, kích thước khối tối đa là 1 megabyte (MB), điều này có nghĩa là mỗi khối chỉ có thể chứa tối đa 1 MB dữ liệu.

    1.2. Nguồn gốc hình thành Block Size

    Ban đầu, khi Satoshi Nakamoto tạo ra Bitcoin vào năm 2008, ông không thiết lập giới hạn Block size. Đến năm 2010, ông mới bắt đầu thiết lập giới hạn là 1 MB. Đây là một quyết định đúng, bởi trong những năm tiếp theo Block size càng trở nên quan trọng hơn, đặc biệt khi khối lượng giao dịch Bitcoin trên sàn bắt đầu tăng lên.

    Tháng 8 năm 2017, sau nhiều lần đề xuất và tranh luận, cộng đồng Bitcoin đã quyết định tăng giới hạn Block size lên 2 MB. Bitcoin cũng đã giới thiệu SegWit vào tháng 11 năm 2017 nhằm xử lý chữ ký hiệu quả hơn và giải phóng không gian lưu trữ trên khối. Mặc dù SegWit đã tạo ra "một số lượng block" có kích thước 4 MB, nhưng hầu hết các giao dịch tiêu chuẩn thường không vượt quá 2 MB.

    Tuy nhiên, thảo luận về việc bổ sung SegWit đã gây ra một số tranh cãi, dẫn đến việc tách ra của Bitcoin Cash, sau đó lựa chọn giới hạn Block tăng lên 32 MB vào tháng 5 năm 2018. Cùng năm đó, vào tháng 11, Bitcoin SV đã tách ra từ Bitcoin Cash và giới hạn Block size đã được nâng lên 128 MB, và cuối cùng là 2 GB.

    2. Phân biệt giữa Block Size và Block Space

    Block size và Block space là hai thuật ngữ đều cùng liên quan đến kích thước của một khối trong Blockchain. Mặc dù chúng có mối liên hệ chặt chẽ, nhưng cũng có những khác biệt quan trọng mà ta sẽ phân biệt dưới đây:

    • Block size (kích thước khối): là dung lượng tối đa của dữ liệu được chứa trong một khối trên mạng lưới Blockchain.

    • Block space (không gian khối): là lượng dữ liệu thực sự được sử dụng trong một khối.

    Ví dụ, nếu Blockchain có Block size là 1 MB thì lượng Block space thực tế được sử dụng có thể nhỏ hơn 1 MB nếu không có đủ giao dịch hoặc dữ liệu khác để điền vào khối.

    Tóm lại, Block size là giới hạn cố định do giao thức Blockchain đặt ra, trong khi Block space có thể thay đổi tùy thuộc vào lượng dữ liệu được sử dụng trong khối tại thời điểm đó. Mức độ sử dụng Block space trong một khối có thể có ảnh hưởng lớn đến thời gian xử lý giao dịch, thời gian xác nhận và phí giao dịch trên Blockchain.

    Block Size và Block Space
    Block Size và Block Space

    3. Tại sao Block Size quan trọng?

    Block size đóng vai trò quan trọng trong Blockchain với các vai trò sau:

    • Xác nhận và xử lý các giao dịch trong mạng Blockchain

    Khi một giao dịch được thực hiện, nó sẽ được đóng gói vào một khối mới, và sau đó được gửi đến các nút mạng để được xác nhận. Việc xác nhận các giao dịch này thông qua quá trình khai thác (mining) đòi hỏi tài nguyên tính toán và băng thông, và Block size của mỗi khối sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của mạng.

    • Lưu trữ thông tin giao dịch và hoạt động Blockchain

    Mỗi lần một khối được tạo ra trên Blockchain, một Block size cụ thể sẽ được giới hạn để lưu trữ dữ liệu, bao gồm thông tin về các giao dịch và các hoạt động khác của Blockchain.

    • Hạn chế số lượng giao dịch có thể xử lý

    Giới hạn này giúp ngăn chặn các hành động spam và tấn công từ chối dịch vụ (DDoS), có thể làm quá tải mạng và đe dọa đến hiệu suất của Blockchain. Điều này cũng đảm bảo rằng mạng có thể xử lý các giao dịch một cách hiệu quả và bền vững.

    Tại sao Block Size quan trọng?
    Tại sao Block Size quan trọng?

    4. Ảnh hưởng của Block Size trong Blockchain

    Block size ảnh hưởng đến 3 yếu tố chính sau:

    • Thời gian và tốc độ xử lý giao dịch

    Khi Block size lớn, nhiều giao dịch có thể được đóng gói trong mỗi block, từ đó tăng tốc độ xác nhận giao dịch. Ngược lại, khi Block size nhỏ, chỉ một lượng hạn chế giao dịch có thể được xử lý trong mỗi block, dẫn đến việc chậm trễ trong quá trình xác nhận giao dịch.

    Nếu khối không được sử dụng tối ưu hoặc bị quá tải, tức là quá nhiều giao dịch được thêm vào khối, thì các giao dịch còn lại sẽ phải đợi để được xử lý, dẫn đến thời gian xác nhận của mỗi giao dịch phải tăng lên.

    • Phí giao dịch

    Khi không gian khối đầy, tức là mỗi khối chứa đủ dữ liệu, các giao dịch mới sẽ phải đợi cho đến khi có đủ không gian để được bao gồm vào khối mới. Trong tình huống này, người dùng mong muốn giao dịch nhanh chóng hơn sẽ phải trả phí giao dịch cao hơn để được xử lý trước các giao dịch khác.

    Ngược lại, khi không gian khối chưa đầy, phí giao dịch sẽ thấp hơn cho người dùng. Tại thời điểm này, các giao dịch mới có thể được xử lý nhanh chóng và với phí giao dịch thấp hơn. 

    • Khả năng mở rộng

    Khả năng mở rộng của một Blockchain phụ thuộc vào khả năng xử lý số lượng giao dịch một cách hiệu quả. Block size đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và tối ưu hóa việc sử dụng khối, từ đó ảnh hưởng đến khả năng mở rộng của Blockchain.

    Nếu không gian khối bị giới hạn và không được quản lý tốt, nó có thể gây ra tình trạng xếp hàng các giao dịch đợi xử lý. Khi đó, thời gian xử lý giao dịch sẽ kéo dài, tốc độ xử lý giao dịch sẽ giảm và phí giao dịch sẽ tăng. Điều này tạo ra những trở ngại đáng kể cho khả năng mở rộng của Blockchain.

    Ảnh hưởng của Block Size trong Blockchain
    Ảnh hưởng của Block Size trong Blockchain

    5. Các giải pháp đối với Block Size

    Một số giải pháp tiềm năng để tăng hiệu quả và khả năng lưu trữ trong tương lai:

    • Off-chain scaling solutions (Layer 2)

    Các giải pháp mở rộng ngoài chuỗi, chẳng hạn như Lightning Network trên Bitcoin hoặc Optimism trên Ethereum, cho phép xử lý các giao dịch ngoài chuỗi, giảm tải cho mạng chính và giúp tăng hiệu quả sử dụng Block space.

    • Segregated Witness (SegWit)

    Đây là một cập nhật giao thức của Bitcoin, cho phép chứng minh giao dịch được chứa trong một khối mà không cần sử dụng toàn bộ Block size của khối đó. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ Block space trên mạng Bitcoin.

    • Sử dụng Blockchain có Block space cao

    Một số Blockchain đã điều chỉnh kích thước khối tối đa để tăng khả năng lưu trữ Block space. Ví dụ: Bitcoin Cash tăng kích thước khối tối đa lên 8MB, trong khi Monero tăng lên 2MB.

    • Proof-of-Stake (PoS)

    Một số Blockchain sử dụng thuật toán PoS thay vì PoW để đào coin. Điều này giúp giảm tải khối lượng tính toán cần thiết để đào, giảm nhu cầu về khối lượng Block space và tăng khả năng mở rộng của Blockchain.

    Hiện tại, Proof of Stake là cơ chế đồng thuận phổ biến dành cho các Blockchain mới ra mắt. Tuy nhiên, Layer 2 được hứa hẹn nhiều hơn vì nó có thể giúp các Blockchain top-tier hiện tại như Ethereum mở rộng và có hiệu suất tốt hơn.

    • Nâng cấp Blockchain

    Việc nâng cấp Block space của một Blockchain là một quá trình phức tạp và liên quan đến việc thay đổi giao thức của Blockchain. Thông thường, điều này được thực hiện thông qua một quá trình gọi là hard fork, là một sự chia tách vĩnh viễn trong lịch sử giao dịch của Blockchain.

    Các giải pháp đối với Block Size
    Các giải pháp đối với Block Size

    6. Kết luận

    Trên đây là một cái nhìn tổng quan về Block size là gì và tại sao nó quan trọng trong ngành công nghiệp công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực Blockchain. Việc hiểu rõ về Block size rất quan trọng để tối ưu hóa hiệu suất và khả năng mở rộng của các hệ thống Blockchain và ứng dụng liên quan. Đồng thời, việc quản lý Block size cũng đặt ra nhiều thách thức và cơ hội cho các nhà phát triển và cộng đồng người dùng.

    Đọc thêm:

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Trang Ha

    Trang Ha

    Content Writter of Bigcoin Vietnam

    5 / 5 (1Bình chọn)

    Bài viết liên quan