1. Celer Network là gì?
Celer Network là một nền tảng blockchain phi tập trung được thiết kế để giải quyết các vấn đề về tốc độ và khả năng mở rộng trên blockchain.
Celer Network giải quyết các vấn đề này bằng cách sử dụng mô hình Layer-2 scaling solution, trong đó một số thao tác không cần thiết được thực hiện ngoài chuỗi chính, giúp giảm tải và tăng tốc độ giao dịch cho mạng lưới chính.
Celer Network được xây dựng và triển khai chủ yếu trên nền tảng blockchain Ethereum. Ngoài ra, Celer cũng hỗ trợ liên kết giữa nhiều blockchain khác nhau cho phép tài sản và dữ liệu di chuyển qua lại thông qua cross-chain bridge.
2. Đặc điểm nổi bật của Celer Network
- Tốc độ và khả năng mở rộng: Celer Network tập trung vào việc tăng tốc độ xử lý giao dịch và mở rộng khả năng sử dụng của các ứng dụng phi tập trung trên blockchain Layer 1.
- Tiết kiệm chi phí giao dịch: Bằng cách thực hiện một số thao tác ngoài chuỗi chính (off-chain), Celer Network giúp giảm thiểu chi phí giao dịch và giúp người dùng tiết kiệm phí giao dịch khi sử dụng các dApps.
- Layer-2 Scaling Solution: Mô hình Layer-2 scaling solution giúp giảm tải và áp lực trên chuỗi chính của blockchain, điều này làm cho Celer Network trở nên hiệu quả hơn và giúp nâng cao khả năng xử lý của hệ thống.
- Dễ tích hợp: Celer Network hỗ trợ tích hợp dễ dàng với các ứng dụng và blockchain hiện có thông qua Celer Inter-chain Message SDK. Đây là bộ công cụ giúp cho các nhà phát triển và dApp có thể nhanh chóng triển khai và sử dụng nền tảng này.
- Hỗ trợ đa chuỗi: Celer Network cho phép trao đổi và giao tiếp giữa các blockchain khác nhau, giúp tăng tính linh hoạt và tiện lợi cho việc sử dụng các tài sản giữa các chuỗi khác nhau.
3. Sản phẩm
3.1. State Guardian Network (SGN)
State Guardian Network (SGN) là blockchain Proof-of-Stake (PoS) được xây dựng trên Tendermint được tạo ra để bảo vệ các dApps khỏi sự tấn công và sự cố trong quá trình giao dịch.
SGN hoạt động bằng cách liên tục giám sát trạng thái của các ứng dụng và cung cấp cơ chế bảo vệ chống lại các cuộc tấn công và sự cố, như double-spending (chi tiêu kép) và gian lận. Khi phát hiện bất kỳ hành vi đáng ngờ nào, SGN sẽ kích hoạt các biện pháp bảo vệ để đảm bảo tính toàn vẹn và đáng tin cậy của các ứng dụng.
Để thực hiện được hoạt động trên cần có sự tham gia của mạng lưới các validators.
- Validators phải stake $CELR để tham gia vào quá trình đồng thuận của SGN
- Validators sẽ nhận được phần thưởng khối và phí sử dụng dịch vụ của SGN mà người dùng phải trả
Hiện tại, mạng lưới SGN có sự tham gia của 22 validators với 2.828.802.175 CELR được stake.
3.2. Celer cBridge
Celer cBridge là cross-chain bridge (cầu nối xuyên chuỗi) của Celer Network hỗ trợ việc chuyển đổi tài sản dễ dàng giữa các blockchain.
Quá trình chuyển tài sản giữa các blockchain qua cBridge được diễn ra như sau:
Bước 1: Locking (khóa tài sản): Người dùng muốn chuyển tài sản từ chain A qua chain B, cBridge sẽ khóa tài sản trên chuỗi nguồn (chain A).
Bước 2: Proposing (đề xuất): Sau khi tài sản đã được khóa, thông tin về giao dịch khóa này sẽ được đề xuất cho chuỗi đích (chain B). Chuỗi đích sẽ xác minh thông tin này và chuẩn bị để phát hành tài sản tương ứng trên mạng của mình.
Bước 3: Minting (phát hành tài sản): Sau khi thông tin giao dịch khóa đã được xác minh, chuỗi đích sẽ tạo ra tài sản mới với số lượng tương ứng. Tài sản mới này sẽ được ràng buộc bởi số lượng tài sản đã khóa trên chuỗi nguồn.
Bước 4: Unlocking (mở khóa tài sản): Người dùng có thể thực hiện một giao dịch mở khóa trên chuỗi đích để nhận được tài sản đã được phát hành tương ứng với số lượng đã khóa trên chuỗi nguồn.
Đặc điểm nổi bật của cBridge:
- Hỗ trợ 44 mạng lưới blockchain bao gồm layer 1 và layer 2.
- Hỗ trợ chuyển đổi cả token và NFT xuyên chuỗi.
- Tổng số lượng giao dịch đạt gần 2 triệu transactions.
- Trong 30 ngày gần nhất, volume giao dịch đạt 89 triệu USD (theo Token terminal).
Hạn chế của cBridge:
- Chỉ có thể thực hiện bridge cùng token giữa các mạng lưới khác nhau. Hiện tại, nhiều giải pháp cross-chain bridge đã cho phép việc swap 2 loại token giữa các blockchain khác nhau.
- Thanh khoản chưa cao do Pool thanh khoản chỉ tập trung vào các cặp ổn định như USDT, USDC, ETH,…
- Tháng 8 năm 2022, cBridge bị hacker ghé thăm và bị chiếm quyền điều khiển DNS khiến nền tảng này phải ngưng truy cập vào trang chủ và tạm dừng các hoạt động. Dù sau đó sự việc đã được xử lý tuy nhiên nền tảng không tiết lộ thiệt hại được gây ra sau vụ hack trên.
Phí giao dịch:
Khi sử dụng cBridge để chuyển đổi tài sản, người dùng sẽ phải trả hai loại phí giao dịch: base fee và protocol fee.
- Base Fee (Phí cơ bản): là phí cố định không thay đổi và được xác định bởi mạng blockchain mà người dùng đang sử dụng (ví dụ: Ethereum, BSC, Arbitrum,…). Thường phí này khá thấp và tùy thuộc vào từng mạng lưới.
- Protocol Fee (Phí giao thức): khoản phí để hỗ trợ và duy trì hoạt động của dịch vụ giúp đảm bảo tính bền vững và phát triển của cBridge. Protocol fee thường được tính toán dưới dạng một phần trăm (%) của tổng giá trị tài sản được chuyển đổi.
3.3. Layer2.finance
Layer2.finance là một sản phẩm của Celer Network nhằm cung cấp một giao diện dễ sử dụng và tích hợp cho việc sử dụng các ứng dụng Layer-2 DeFi (tài chính phi tập trung).
Layer2.finance giúp người dùng có thể tiếp cận và sử dụng các dịch vụ DeFi từ các ứng dụng Layer-2 một cách thuận tiện và hiệu quả. Sản phẩm được mệnh danh là “Hệ thống Giao thông Công cộng DeFi” vì có khả năng giảm phí gần 100 lần.
Người dùng có thể tham gia vào các sản phẩm tài chính phức tạp trên các mạng Layer-2 như cho vay, đầu tư,... Layer2.finance đóng vai trò là cầu nối giữa người dùng và các dApps DeFi trên Layer-2 của Celer Network, tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng tham gia vào thị trường tài chính phi tập trung mà không cần phải chịu chi phí giao dịch cao và tăng cường tính an toàn và bảo mật cho các giao dịch.
3.4. cBridge SDK
Celer cung cấp cBridge SDK là bộ sản phẩm dành cho nhà phát triển có thể tích hợp tiện ích của cBridge cho phép người dùng của họ dễ dàng kết nối tất cả các tài sản từ bên trong các dApp của họ với nhau. Điều này làm tăng tính thanh khoản cho các dApps và mở rộng hệ sinh thái Celer dễ dàng hơn.
3.5. Celer Inter-chain Message SDK
Celer Inter-chain Message SDK là một công cụ phần mềm phát triển (Software Development Kit) được cung cấp bởi Celer Network, cho phép các nhà phát triển dễ dàng xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApps) trên nền tảng của Celer Network. SDK này giúp các nhà phát triển tạo ra các dApp inter-chain đa dạng, cho phép giao tiếp và trao đổi dữ liệu và tài sản giữa nhiều mạng blockchain khác nhau.
Dưới đây là các tính năng chính và lợi ích của Celer Inter-chain Message SDK:
- Xây dựng các dApp inter-chain: Nhờ vào SDK, các dApp có thể thực hiện các hoạt động như cho vay với thế chấp trên một blockchain và vay trên blockchain khác, hoặc tham gia vào thị trường NFT và đặt giá thầu trên các cuộc đấu giá diễn ra trên các blockchain khác nhau.
- Yield aggregators: SDK cung cấp tích hợp cho yield aggregators, cho phép tối ưu hóa năng suất đa chuỗi (multi-chain) với trải nghiệm người dùng tiện lợi trên một blockchain duy nhất (UX single-chain).
- Metaverse multi-chain: Celer Inter-chain Message SDK hỗ trợ xây dựng các trò chơi metaverse đa chuỗi, cho phép tương tác và trao đổi giữa các trò chơi và dữ liệu trên các blockchain khác nhau.
- Quản trị DAO: SDK cho phép quản trị DAO (Decentralized Autonomous Organization) từ bất kỳ blockchain nào. Điều này giúp đơn giản hóa việc quản lý và đưa ra quyết định trong hệ thống phi tập trung và cung cấp tính bảo mật và tin cậy.
4. Thành viên team
- Mo Dong - CEO và Đồng sáng lập: Mo Dong là CEO và đồng sáng lập Celer Network. Trước khi thành lập Celer, ông đã có kinh nghiệm làm việc tại Google và học viện nghiên cứu lõi mềm Silicon Valley.
- Xiaozhou Li - CTO và Đồng sáng lập: Xiaozhou Li là CTO và đồng sáng lập của Celer Network. Trước đó, ông đã làm việc tại Google và công ty công nghệ khởi nghiệp khác, chuyên về các lĩnh vực như phân tán hệ thống, điện toán đám mây và mã hóa.
- Junda Liu - Nhà phát triển chính và Đồng sáng lập: Junda Liu là một trong những nhà phát triển chính của Celer Network và đồng sáng lập của dự án. Ông có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển blockchain và hệ thống phân tán.
5. Nhà đầu tư và đối tác
Nhà đầu tư
Celer Network đã huy động được tổng cộng 6,1 triệu USD trong 5 vòng bao gồm các quỹ đầu tư nổi bật như IOSG Ventures, Cognisa Capital, Papership Capital, Elysium Venture Capital, BlockVC, Consensus Lab,…
Đối tác
Celer Network đã thiết lập các đối tác hợp tác với nhiều dự án và mạng blockchain khác nhau để mở rộng phạm vi ứng dụng và tăng cường tính khả thi cho hệ sinh thái của mình. Đối tác của Celer Network có thể là các dự án blockchain, các công ty công nghệ, hay các tổ chức khác liên quan đến lĩnh vực công nghệ blockchain.
Nổi bật nhất có thể kể đến như Binance Labs, Starkware, Chainlink,…
Ngoài ra, nhiều dự án còn tích hợp IM SDK như tofuNFT, Bolide Finance,… làm đa dạng thêm hệ sinh thái này.
6. Tokenomics
6.1. Thông tin token
- Tên token: Celer Network.
- Ký hiệu: CELR.
- Blockchain: Ethereum.
- Chuẩn token: ERC-20.
- Contract: 0x4f9254c83eb525f9fcf346490bbb3ed28a81c667.
- Loại token: Utility.
- Tổng cung: 10,000,000,000 CELR.
6.2. Phân bổ token
- Private - 11,5%
- Seed Round - 5,5%
- Launchpad - 6,0%
- Team - 18,3%
- Investor - 1,7%
- Platform - 17%
- Marketing & Ecosystem - 5,0%
- Mining Rewards - 5%
- Foundation - 25%
6.3. Lịch trả token
6.4. Tính năng token
- Phí giao dịch: Tokens CELR có thể được sử dụng để thanh toán phí giao dịch trên mạng Celer Network. Khi người dùng thực hiện các giao dịch hoặc tương tác với các dApps trên nền tảng Celer, họ có thể sử dụng CELR để trả phí giao dịch cho các nút mạng và dịch vụ khác nhau.
- Staking: CELR holders có thể tham gia vào cơ chế staking của Celer Network. Bằng cách staking CELR, người dùng đóng góp vào việc bảo mật mạng và hỗ trợ hoạt động của nút mạng. Trong quá trình staking, người dùng có thể kiếm phần thưởng hoặc lợi tức từ việc giữ và góp phần vào hoạt động của hệ thống.
- Đấu giá hỗ trợ thanh khoản: CELR có thể được sử dụng trong đấu giá hỗ trợ thanh khoản để nâng cao mức độ ưu tiên của các giá thầu hỗ trợ thanh khoản. Điều này giúp tăng khả năng cung cấp thanh khoản cho mạng và các dApp, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch và cải thiện việc chi trả lãi thanh khoản theo thống kê.
6.5. Thông tin token sale
Celer Network mở bán token trên Binance Launchpad vào tháng 3 năm 2019 với thông tin cụ thể như sau:
- Tổng cung: 10,000,000,000 CELR
- Phân bổ token cho Binance Launchpad: 597,014,925 CELR
- Giá public sale: 1 CELR = 0.0067 USD
- Kiểu bán: First come first served (FCFS)
7. Lộ trình phát triển
Updating…
8. Thông tin dự án
- Website: https://celer.network/
- Twitter: https://twitter.com/CelerNetwork
9. Kết luận
Giải pháp mở rộng của Celer không quá mới lạ thậm chí còn gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh về mảng Layer 2 như Polygon, Arbitrum, Optimism,… Từng được biết đến là dự án IEO trên Binance Launchpad nên thời gian đầu Celer nhận được sự quan tâm của khá nhiều nhà đầu tư cũng như các tổ chức crypto.
Tuy nhiên, sau khi nhiều giải pháp mở rộng cùng với các giải pháp cross-chain mới ra đời khiến cho Celer ngày bị chiếm thị phần. Thời gian tới, Celer Network có những đột phá gì mới để vươn lên cạnh tranh trong ngách cross-chain hay không? Hãy theo dõi Theblock101 để cập nhật tiến trình của dự án.
Đọc thêm