1. Tìm hiểu về sàn giao dịch crypto
Nếu như bạn là người mới biết đến việc đầu tư crypto thì có lẽ bạn sẽ tự hỏi “Tôi sẽ mua bán tiền ảo tại đâu? Liệu tôi có thể dễ dàng rút tiền về để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình?”. Bạn nên biết, giao dịch crypto cũng giống như giao dịch chứng khoán, mọi hoạt động sẽ diễn ra thông qua các sàn giao dịch.
Các sàn giao dịch này cũng sẽ lưu trữ và quản lý tài sản của bạn, nên việc đầu tiên khi bạn muốn đầu tư crypto đó chính là bạn cần biết có những sàn giao dịch nào và đâu là sàn giao dịch crypto uy tín.
Chúng ta hãy bắt đầu ngay bây giờ.
1.1. Sàn giao dịch crypto là gì?
Sàn giao dịch crypto là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán các loại tiền điện tử (hay nhiều người còn gọi là tiền ảo). Hiện nay, trên thị trường có khoảng hơn 800 các sàn giao dịch lớn nhỏ.
Các sàn giao dịch này có thể được kiểm soát bởi các tổ chức trung gian (giống như ngân hàng) hoặc không bị kiểm soát (phi tập trung). Mỗi một sàn giao dịch crypto sẽ có những cơ chế và quy định khác nhau trong việc bạn mua và bán tiền điện tử.
Bản thân bạn nếu là người mới tham gia vào thị trường thì chỉ có thể giao dịch trên 1 hoặc 2,3 sàn giao dịch (cũng không cần thiết phải giao dịch trên quá nhiều sàn). Vì thế, việc lựa chọn ra sàn giao dịch uy tín để bạn có thể yên tâm gửi tiền vào và kiếm tiền từ đó rất quan trọng.
1.2. Vai trò của sàn giao dịch crypto
Như mình đã trình bày ở trên, sàn giao dịch là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán tiền điện tử vì thế chúng đóng vai trò giống như một “trung tâm thương mại” trong thị trường crypto.
Bạn muốn mua hay bán coin gì đều cần phải lên sàn giao dịch. Bạn có thể mua và bán trực tiếp cho người khác không cần thông qua sàn giao dịch (hay còn gọi là giao dịch OTC) tuy nhiên rủi ro bạn bị lừa đảo hoặc mất tiền sẽ cao hơn nếu bạn giao dịch với những đối tượng không uy tín.
Trên sàn giao dịch, cơ hội đầu tư dành cho tất cả mọi người. Dù bạn là nhà đầu tư lớn với số vốn khổng lồ, hay chỉ là những người mới tham gia có ít vốn. Tất cả đều sẽ có những loại tiền điện tử phù hợp với nhu cầu và chiến lược từng cá nhân. Bạn có thể tự đầu tư vào các loại tiền điện tử có vốn hóa cao (như Bitcoin hay Ethereum) cho đến vốn hóa thấp. Nguồn thu nhập của mỗi người sẽ khác nhau tùy theo hình thức đầu tư và khả năng sinh lời của đồng tiền mã hóa bạn có tuy nhiên về cơ bản thì sàn giao dịch chính là nơi mang đến cơ hội đầu tư cho bạn.
1.3. Các loại sàn giao dịch crypto
Hiện nay có 2 loại sàn giao dịch crypto phổ biến mà nhà đầu tư có thể tham khảo.
Sàn giao dịch tập trung
Sàn giao dịch tập trung, thường được gọi là CEX (Centralized Exchange), là sàn được quản lý và vận hành bởi một tổ chức hoặc công ty cụ thể. Nếu bạn muốn sử dụng sàn này thì bạn cần nạp tiền vào đây và toàn bộ tài sản của bạn sẽ do sàn quản lý.
Mô hình này hoạt động tương tự như một ngân hàng. Bạn gửi tài sản của mình cho một bên thứ ba (sàn giao dịch tập trung) để bảo vệ và lưu trữ. Sàn sẽ giám sát và thực hiện các giao dịch và lưu trữ tài sản của bạn.
Ví dụ các sàn giao dịch tập trung như Binance, Huobi, OKX, Coinbase,…
Nếu như bạn là người mới tham gia vào thị trường crypto, thì sàn giao dịch tập trung sẽ nơi thích hợp bạn giao dịch bởi sàn khá dễ sử dụng và bạn sẽ được hỗ trợ 24/7 nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra.
Sàn giao dịch phi tập trung
Sàn giao dịch phi tập trung, thường được gọi là DEX - là sàn giao dịch không cần một tổ chức/công ty trung gian để lưu trữ và quản lý tài sản của khách hàng. Thay vào đó, người dùng sẽ tự mua và bán thông qua một quy trình tự động (mạng ngang hàng) dựa trên blockchain.
Như vậy, khi mua bán trên sàn giao dịch này, bạn sẽ tự quản lý tài sản và toàn bộ các hoạt động giao dịch của mình. Với cơ chế này thì sàn giao dịch phi tập trung có tính bảo mật cao hơn vì tránh được rủi ro bị các hacker tấn công hay các tổ chức đứng sau sàn phá sản và ngừng hoạt động.
Ví dụ như các sàn giao dịch phi tập trung như Pancakeswap, Uniswap, SerumDEX,…
Tuy nhiên, sàn này sẽ không phù hợp cho người mới bởi tính phức tạp khi sử dụng (đòi hỏi bạn phải có kiến thức nhất định về thị trường crypto và sử dụng công cụ như ví cá nhân,…). Ngoài ra, sàn DEX thường hạn chế các chức năng hỗ trợ như margin trading, stoploss,… so với sàn CEX.
2. Làm sao để chọn được sàn giao dịch uy tín
Để chọn được sàn giao dịch crypto uy tín thì bạn cần biết các tiêu chí đánh giá mức độ uy tín của sàn giao dịch crypto là gì. Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn có thể đánh giá và lựa chọn được sàn giao dịch uy tín cho bản thân.
2.1. Thanh khoản trên sàn giao dịch cao
Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên khi bạn muốn lựa chọn một sàn giao dịch crypto để tham gia giao dịch. Hiểu đơn giản, thanh khoản chính là mức độ dễ dàng mua hoặc bán của một tài sản trên thị trường mà không ảnh hưởng đến sự ổn định giá của tài sản đó.
Bạn nên lựa chọn các sàn giao dịch có thanh khoản cao bởi đó là yếu tố đảm bảo bạn có thể mua bán coin một cách nhanh chóng mà không cần phải giảm giá hay mất thời gian chờ đợi giao dịch được khớp.
Nếu bạn mua một đồng coin thanh khoản thấp thì việc bán ra sẽ rất khó khăn do lượng người mua hầu như không có. Nếu giá coin tăng, thanh khoản kém thì bạn cũng không thể nào chốt lời được.
Yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản rõ ràng nhất chính là khối lượng giao dịch trên sàn (thường trong 24h). Bạn có thể kiểm tra về khối lượng giao dịch để xác định thanh khoản trên sàn tại các trang web chuyên cung cấp số liệu thống kê như Coingecko, CoinMarketCap, TradingView,...
⇒ Khối lượng giao dịch cao chứng tỏ sàn này có nhiều người quan tâm và thực hiện các hoạt động mua bán đồng coin liên tục.
2.2. Tính minh bạch khi nắm giữ tiền của người dùng
Hiện nay trong crypto, các sàn giao dịch tập trung thường là những đơn vị thiếu sự minh bạch thông tin về việc nắm giữ và sử dụng tài sản của người dùng trên sàn. Điều này khiến cho người dùng dần mất niềm tin về sự minh bạch của sàn.
Để khắc phục điều này, nhiều sàn giao dịch đã công bố danh sách ví mà họ đang sử dụng để lưu trữ tài sản của người dùng, danh sách này được gọi là Proof of Reserve (PoR) và được khởi xướng đầu tiên bởi sàn giao dịch Binance.
Bạn có thể kiểm tra bằng chứng dự trữ PoR trực tiếp trên sàn giao dịch hoặc truy cập vào trang web thống kê Dữ liệu về dự trữ trên Coingecko.
⇒ Những sàn nào đã công bố PoR thì có thể chứng minh được sự minh bạch trong việc sử dụng tiền của người dùng trên sàn. Từ đó, có thể xác định đó là sàn giao dịch uy tín.
2.3. Khả năng hỗ trợ nhanh chóng
Trong quá trình tiến hành giao dịch đầu tư không ít người đã gặp phải những khó khăn và cần nhờ đến bộ phận hỗ trợ. Một sàn giao dịch cung cấp dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp, chất lượng tốt sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong mọi hoạt động giao dịch.
Khả năng hỗ trợ cũng đánh giá sự chuyên nghiệp, uy tín của sàn giao dịch crypto đối với mọi người chơi.
⇒ Bạn nên lựa chọn những sàn hỗ trợ có đội ngũ hỗ trợ là người Việt để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc một cách kịp thời nhất.
2.4. Phí giao dịch
Bản thân các sàn giao dịch sẽ tính phí dựa trên từng giao dịch của người dùng. Bất kỳ khi nào bạn tạo một lệnh và lệnh đó được thực thi thành công, bạn sẽ phải trả một khoản phí. Đương nhiên, khoản phí đó sẽ khác nhau giữa các sàn giao dịch. Ngoài ra, nó cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô giao dịch của bạn. Và thường thì khối lượng giao dịch càng lớn thì khoản phí sẽ càng nhỏ đi và ngược lại.
Tuy nhiên thông thường các sàn đều có cách tính phí chung đó là theo mô hình maker-taker (người tạo lệnh - người thực hiện lệnh). Dưới đây là bảng thống kê phí giao dịch được tính trên các sàn giao dịch crypto phổ biến.
Phí Giao Dịch Giao Ngay trên CEX
Phí Maker | Phí Taker | |
---|---|---|
Bybit | 0,10% | 0,10% |
Binance | 0,10% | 0,10% |
Gate.io | 0,20% | 0,20% |
KuCoin | 0,10% | 0,10% |
OKX | 0,08% | 0,10% |
Huobi | 0,20% | 0,20% |
Coinbase | 0,40% | 0,60% |
MEXC | 0,20% | 0,20% |
Phí Giao Dịch Hợp Đồng Tương Lai trên CEX
Phí Maker | Phí Taker | |
---|---|---|
Bybit | 0,02% | 0,055% |
Binance | 0,02% | 0,04% |
Gate.io | 0,015% | 0,05% |
KuCoin | 0,02% | 0,06% |
OKX | 0,02% | 0,05% |
Huobi | 0,02% | 0,05% |
Coinbase | 0,40% | 0,60% |
MEXC | 0,02% | 0,06% |
⇒ Một sàn giao dịch lý tưởng để tham gia mua bán tiền điện tử là sàn giao dịch có mức phí thấp cho người dùng.
3. Đánh giá 5 sàn giao dịch crypto phổ biến cho người mới
Nếu như có quá nhiều tiêu chí đánh giá khiến cho bạn vẫn chưa tìm ra được sàn giao dịch phù hợp cho mình thì dưới đây là phần review chi tiết về 5 sàn giao dịch phổ biến dành cho người mới.
3.1. Binance
Nếu bạn đã ở trong thị trường crypto một thời gian thì chắc hẳn ít nhất 1 lần bạn đã từng nghe đến cái tên “Binance”.
Binance là sàn giao dịch crypto được thành lập vào năm 2017 và nhanh chóng trở thành sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thị trường crypto chỉ vòng 3 năm. Đây là sàn giao dịch được nhiều nhà đầu tư tin dùng và đánh giá là sàn giao dịch uy tín và an toàn nhất hiện nay cũng như được cấp phép hoạt động từ nhiều chính phủ.
Mình sẽ chia sẻ chi tiết về sàn giao dịch này dưới góc nhìn của một người dùng sàn giao dịch để mua bán các loại tiền điện tử.
Ưu điểm:
- Phí giao dịch thấp: Binance sử dụng cấu trúc phí Maker/Taker và cùng một số loại phí khác nhau dựa trên khối lượng giao dịch và số dư Binance Coin (BNB) trong ví của người dùng. Nhìn chung, Binance sẽ giảm phí đối với những trader có khối lượng giao dịch cao hơn nhằm khuyến khích họ giao dịch số tiền lớn trên nền tảng của mình.
- Giao diện đơn giản và dễ sử dụng: Người mới có thể dễ dàng truy cập vào các dịch vụ mà Binance cung cấp trên ứng dụng. Ngoài ra, với mỗi tính năng của Binance nếu như bạn là người lần đầu sử dụng thì bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết từng bước ngay khi truy cập vào dịch vụ đó.
- Hỗ trợ giao dịch P2P: Binance là một trong số ít sàn giao dịch hỗ trợ giao dịch P2P cho phép bạn giao dịch trực tiếp với người dùng khác để mua và bán các loại tiền điện tử mà không cần chuyển tiền vào ví sàn. Bạn có thể sử dụng các loại tiền fiat như VND, USD,.. để mua bán coin/token với các hình thức khác nhau như Chuyển khoản ngân hàng, ví Momo, ZaloPay,…
- Khả năng bảo mật: Binance là đơn vị đầu tiên công bố PoR đồng thời Binance còn có Quỹ tài sản đảm bảo an toàn cho người dùng (SAFU) để xử lý tổn thất cho người dùng nếu sàn này bị tấn công. Đối với việc xác nhận giao dịch trên Binance cũng diễn ra khá nghiêm ngặt, sàn yêu cầu cài đặt hệ thống xác thực hai yếu tố và dịch vụ xác minh tin nhắn, gmail,…
Nhược điểm:
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Do Binance là sàn giao dịch có số lượng người dùng đông đảo vì thế quá trình xử lý khiếu nại của Binance diễn ra tương đối chậm. Nếu muốn đẩy nhanh quá trình này, bạn cần truy cập vào nhóm Binance Việt Nam và trình bày lại vấn đề với đội admin để được hỗ trợ xử lý nhanh hơn.
- Tâm điểm của các vụ tấn công: Vì Binance là một trong những sàn giao dịch crypto lớn nhất thế giới, nó thường là mục tiêu của các cuộc tấn công từ phía hacker. Điều này đã dẫn đến nhiều sự cố bảo mật. Ví dụ, đã có 3 cuộc tấn công, trong đó mất 96 BTC lần đầu, 7.074 BTC lần thứ hai, và 1 SYS tương đương 96 BTC lần thứ ba. Sự an toàn của tài sản trên sàn có thể là một vấn đề đáng quan tâm đối với người dùng.
- Thường xuyên dính phải nhiều lùm xùm pháp lý: Binance thường xuyên bị SEC cáo buộc về các vấn đề liên quan đến việc “lừa dối nhà đầu tư”, mang tiền của người dùng đến quỹ riêng của CZ (nhà sáng lập Binance), thổi phồng khối lượng giao dịch,… Điều này khiến cho người dùng khá quan ngại khi sử dụng dịch vụ trên sàn này.
3.2. Bybit
Bybit là một sàn giao dịch tiền điện tử phái sinh với hơn 100 tài sản và hơn 100 hợp đồng tương lai. Sàn được thành lập vào năm 2018 bởi Ben Zhou và có trụ sở tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đồng thời được đăng ký tại British Virgin Islands (BVI).
Bybit đánh dấu sự phát triển nhanh chóng với quản lý hơn 5 triệu người dùng trên toàn cầu và sự tin tưởng từ cộng đồng tiền điện tử nhanh chóng vươn lên thành sàn giao dịch crypto top2 thị trường về khối lượng giao dịch chỉ sau Binance.
Ưu điểm:
- Hỗ trợ nhiều token mới, phục vụ nhu cầu đa dạng của người dùng.
- Thanh khoản cao với khối lượng giao dịch lớn, vượt gần 2 tỷ USD hàng ngày.
- Tổ chức thường xuyên các cuộc thi giao dịch để khuyến khích traders.
- Chương trình Affiliate hấp dẫn cho việc kiếm tiền hoa hồng Commission.
- Không yêu cầu xác minh danh tính KYC để bắt đầu giao dịch.
- Phí giao dịch thấp với Taker Fee là 0.0750% và Maker Fee là 0.0250%.
- Ứng dụng di động trên cả iOS và Android với giao diện thân thiện.
- Hỗ trợ 24/7 cùng với dịch vụ tiếng Việt trong cộng đồng Telegram.
- Bảo mật đáng tin cậy với việc sử dụng ví lạnh và thời gian xét duyệt rút coin nhanh chóng.
- Đa dạng các loại lệnh và không gặp vấn đề về lỗi hoặc giật lag trên ứng dụng điện thoại.
- Cung cấp giao dịch OTC và P2P tiện lợi.
- Tỷ lệ đòn bẩy cao lên đến 100 lần, có thể điều chỉnh linh hoạt ngay cả khi đã mở vị thế.
Nhược điểm:
- Tuổi đời non trẻ hơn các sàn giao dịch khác như Binance
- Ngoài ra, mình chưa thấy nhược điểm nào quá lớn từ sàn Bybit này, sẽ cập nhật cho bạn ngay nếu có
3.3. OKX
OKX, trước đây là OKEx, là một sàn CEX hàng đầu cung cấp các dịch vụ liên quan đến giao dịch giao ngay, phái sinh và ký quỹ.
OKX là một công ty con của tập đoàn OKcoin, một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tiền điện tử và cũng là một sàn giao dịch tiền điện tử được biết đến trên thị trường. Đáng chú ý, OKX là đối tác quốc tế của CLB bóng đá danh tiếng Manchester City và là nhà tài trợ chính cho đội đua xe hàng đầu thế giới McLaren.
Ưu điểm:
- OKX là sàn giao dịch đứng top 3 trong danh sách thống kê trên CoinGecko chỉ đứng sau Binance và Bybit.
- Hỗ trợ giao dịch P2P không mất phí.
- Hỗ trợ tính năng copy trading và bot trading cho người dùng trên nền tảng.
Nhược điểm:
- Nó có thể là một nền tảng phức tạp dành cho người mới bắt đầu nhờ một số tùy chọn giao dịch tiền điện tử.
- Cấu trúc phí nhiều tầng đôi khi lại tạo ra sự phức tạp.
- Tài khoản người dùng sàn OKX đã từng bị hacker tấn công.
3.4. HTX (Huobi)
HTX là một trong những sàn giao dịch hàng đầu theo số lượng giao dịch và khối lượng giao dịch hàng ngày, với hàng tỷ USD được giao dịch mỗi ngày, đừng top 5 sàn giao dịch tiền điện tử theo thống kế của CoinMarketCap.
HTX được thành lập năm 2013 xuất phát điểm là ở Trung Quốc nhưng khi Trung Quốc đưa ra chính sách cấm giao dịch tiền điện tử thì Huobi đã rời trụ sở chính tới Seychelles (1 quốc gia quần đảo bao gồm 115 hòn đảo ở Ấn Độ Dương).
Ưu điểm:
- Thủ tục KYC nhanh chóng: Một trong những ưu điểm của HTX là quy trình xác minh thông tin người dùng (KYC) nhanh chóng. Điều này đặc biệt có lợi cho những người mới bắt đầu với giao dịch tiền điện tử. Mọi cấp độ người dùng có thể giao dịch mà không cần KYC cho giao dịch hạn chế. Bạn có thể nạp 1000$ mà không cần xác minh. Tuy nhiên, việc rút tiền có thể bị giới hạn ở 0,006 BTC trong 24 giờ, giúp tăng cường bảo mật.
- Bảo mật cao: HTX giữ tiền của khách hàng trong ví lạnh đa chữ ký và Quỹ dự trữ bảo mật với giá trị 20.000 BTC được thành lập để hoàn trả tiền trong trường hợp xảy ra sự cố bảo mật, giúp người dùng yên tâm khi biết rằng họ có cơ hội được hoàn trả cho bất kỳ khoản tiền bị mất nào. Khá may mắn là sàn chưa bao giờ phải triển khai Quỹ bảo mật vì họ là một trong số ít các sàn giao dịch chưa bao giờ trở thành nạn nhân của một vụ hack thành công, cùng với SwissBorg và Kraken.
- Hỗ trợ đa dạng việc rút tiền fiat và giao dịch P2P.
Nhược điểm:
- Phí giao dịch chưa phải thấp nhất: Nếu so sánh với sàn Binance thì phí giao dịch trên HTX ở một số mục có nhỉnh hơn chút so với sàn Binance. Xét tổng thể phí giao dịch của HTX thì mức phí giao dịch này được xem là trung bình, không cao nhưng cũng không phải là sàn giao dịch có phí giao dịch thấp nhất hiện nay.
- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng chưa thực sự chất lượng, thời gian phản hồi lâu.
- Các dịch vụ mà HTX cung cấp được thể hiện trên ứng dụng điện thoại ít hơn so với trên website.
- Dịch vụ hỗ trợ nạp rút trực tiếp với VNĐ thường xuyên bảo trì nên nếu bạn muốn thực hiện giao dịch thì phải thông qua thông qua thị trường P2P.
- Phí giao dịch cao nếu như bạn không sở hữu token HT của sàn.
3.5. Kucoin
KuCoin là một sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở tại Singapore. Sàn này cho phép bạn mua bán, giao dịch và tham gia vào các hoạt động sinh lời khác như lending, earn, stake,… Và đặc biệt có thêm tính năng Bot giao dịch giúp bạn kiếm thu nhập thụ động trong khi không cần phải theo dõi thị trường.
Ưu điểm:
- Sàn giao dịch KuCoin không tính phí nạp tiền đối với việc nạp crypto. Tuy nhiên, phí nạp tiền thông qua ngân hàng tiêu chuẩn như bằng thẻ visa, mastercard được áp dụng trong trường hợp nạp tiền bằng fiat.
- Nếu bạn là người dùng thông thường trên KuCoin thì phí giao dịch tiêu chuẩn sẽ là 0,1%, tuy nhiên, khi bạn nắm giữ một lượng token KCS nhất định trong ví của sàn thì sẽ được ưu đãi giảm phí giao dịch.
- KuCoin cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng khá tốt, các vấn đề của khách hàng hoặc khó khăn khi sử dụng sàn được hỗ trợ nhanh.
Nhược điểm:
- Hỗ trợ ít mạng lưới khi nạp/rút: Việc nạp/rút token thông qua Kucoin khá hạn chế do sàn này hỗ trợ ít mạng lưới hơn so với Binance.
- Bảo mật: sàn KuCoin đã từng bị hack lên tới gần 300 triệu USD, là một trong những vụ hack tiền điện tử lớn nhất mọi thời đại được ghi nhận. Vụ hack đó diễn ra vào năm 2020 với số tiền khoảng 275 triệu USD, tuy nhiên nhờ vào những nỗ lực của mình mà sàn đã lấy lại được 240 triệu. Đây là một vụ hack ví nóng (ví dạng ứng dụng hoặc web) và một nhóm hacker Triều Tiên có tên là Lazarus Group đã bị cáo buộc cho hành vi này.
- Thời gian giao dịch nạp/rút tiền bằng P2P trên KuCoin thường thực hiện khá nhanh chóng nếu như bạn chọn được những đối tác uy tín. Còn với giao dịch nạp tiền bằng thẻ visa, mastercard hay paypal…nhưng sẽ mất phí giao dịch cao và thời gian đợi chờ lâu hơn.
- Sàn cũng list lên những đồng coin quá mới và lạ đến từ những dự án nhỏ lẻ. Điều này khiến cho người đầu tư cảm thấy không chắc chắn về sàn.
4. Kết luận
Khi xem xét tất cả các sàn giao dịch crypto để sử dụng, điều quan trọng bạn nên hiểu rằng mỗi sàn có ưu điểm và nhược điểm riêng. Điều này cho thấy sự đa dạng và phong phú của thị trường crypto hiện nay. Bạn nên cân nhắc cẩn thận, tìm hiểu kỹ trước khi chọn sàn phù hợp với nhu cầu và mục tiêu đầu tư của mình. Đừng quên luôn duy trì tính cẩn trọng và bảo mật thông tin cá nhân khi tham gia vào thế giới giao dịch tiền điện tử.
Đọc thêm: