1. Tổng quan NFT marketplace
Thanh khoản của thị trường NFT ngày càng tăng mạnh khi chiến dịch của Blur đang tạo ra sức hút lớn và đang tạo ra cuộc chiến lớn giữa các chợ giao dịch NFT marketplace.
1.1. NFT Marketplace là gì?
NFT marketplace là một nơi để mọi người có thể giao dịch, mua bán hoặc tạo ra NFT. Có thể hiểu đơn giản, NFT marketplace tương tự như các sàn giao dịch tiền mã hoá hiện nay.
Hiện nay, 3 cái tên lớn nhất chiếm đa số thị phần về NFT marketplace là: OpenSea, Blur, X2Y2 (theo Dune.com).
1.2. Cuộc chiến của các marketplace
Nhìn vào con số 88,1k ETH (140m$) thì ta có thể có cái nhìn tương đối tốt về thanh khoản của NFT trên sàn Blur, cùng với tính năng trong giao dịch NFT giúp cho sàn Blur đang vượt mặt Opensea trên thị trường so với thời điểm hiện tại.
Sau khi Blur ra mắt chiến dịch airdrop season 2 thì có 1 update lớn nhất trong sự kiện này liên quan đến việc delist/block list các NFT trên marketplace của OS. Điều này đã tạo ra tác động cực mạnh khi mà hàng loạt các User đã đồng loạt delist các NFT của họ trên OS nhằm săn POINT cho đợt airdrop season 2.
Sau khi cập nhật này được ra mắt thì đã có hơn 10k địa chỉ ví đã huỷ bán NFT của mình trên Opensea và sự tác động này đủ lớn đến việc Opensea đã phải đưa ra quyết định về việc giảm phí nền tảng 2,5% xuống còn 0% đồng thời cho phép tuỳ chỉnh Royalty của các bộ sưu tập NFT.
ICYMI, we've dropped our fee for a limited time!
— OpenSea (@opensea) February 21, 2023
And with Seaport drastically reducing gas fees, this means using OpenSea is the cheapest way to buy an NFT 👀
To discourage inorganic volume, there are some exceptions. Learn more here: https://t.co/NM8cUpQaai pic.twitter.com/6WQNY0Rebq
Điều này đã tạo ra sự cạnh tranh lớn trên thị trường marketplace đem lại lợi ích cực lớn cho những user khi không phải chịu các khoản phí cho việc giao dịch NFT trên các nền tảng này. Tuy nhiên, với sự tác động này thì đang tạo ra sự kiện lớn sẽ gây nên sức ảnh hưởng cực mạnh đối thị trường NFT đó là Royalty (phí bản quyền).
2. Royalty là gì?
Royalty là khoản phí mà những người sở hữu các NFT sẽ phải trả cho các nhà sáng tạo các bộ sưu tập NFT khi thực hiện giao dịch hay mua bán NFT. Thông thường thì khoản phí này sẽ được các nhà sáng tạo đưa ra nhằm duy trì sự hoạt động cũng như động lực phát triển các bộ NFT mà người sáng tạo sở hữu. Thông thường phí Royalty sẽ giao động từ 5-10% tuỳ vào từng dự án khác nhau.
3. Ảnh hưởng của Royalty
Tuy nhiên, khi cuộc chiến của các marketplace lớn trên thị trường xảy ra và đang đồng loạt tác động đến việc cắt giảm Royalty thì điều này đang tạo ra sự phản ứng mạnh đến các nhà sáng tạo khi đây được xem là nguồn doanh thu chính cho các bộ sưu tập NFT.
Gần đây nhất thì trong bài phỏng vấn của decrypt thì Yat Siu (Chairman của Animoca Brands) đã phát biểu rằng việc cắt giảm Royalty sẽ vô hình chung giết chết cả thị trường NFT. Đơn giản là động lực và nguồn doanh thu chính của các dự án NFT đều đến từ các Royalty này để tiếp tục duy trì và phát triển. Vì vậy, nếu như các sàn marketplace không bảo về điều này thì bản thân các sàn sẽ tự động huỷ đi nguồn lợi mà sàn nhận được trong thị trường NFT này.
#NFT royalty & fees is what gas is to #Ethereum it is the engine that drives #creators #creativity #equity it allows the community to participate in the network effect that they helped create driving #cryptoculture #NFTs remember @BoredApeYC was a 0.08 $eth mint, @coolcats 0.02 https://t.co/cAT5bZxFLU
— Yat Siu (@ysiu) February 27, 2023
Về mặt góc độ cá nhân thì mình cũng có chung quan điểm về việc Royalty của các bộ sưu tập NFT cần được bảo vệ. Tuy nhiên thì việc các khoản phí này cần được cân đối lại để giúp cho nhưng user hay owner của các bộ NFT có thể dễ dàng tiếp cận hơn.
Nhìn lại trước khi sự kiện này ra mắt thì mỗi lệnh giao dịch bán NFT thì những owner đã phải chi trả lên đến 9,4% cho mỗi NFT mà mình bán được (khi chưa cắt giảm 2,5% chi phí nền tảng).
Nếu nhìn vào con 9,4% số tiền phải trả cho mỗi NFT giao dịch thì điều này là hạn chế cực lớn cho những người mới khi tham gia vào thị trường. Có thể hình dung là khi bạn mua 1 NFT với giá 0.2E thì để đạt được điểm hoà vốn thì NFT của bạn cần phải tăng ít nhất 9,4% giá từ giá bạn mua. Điều này luôn là cản trở lớn đối với bất kỳ những người trader/owner mới khi tham gia vào thị trường, chưa kể còn khoản phí từ mạng lưới.
Vậy nên các Royalty này được điều chỉnh phù hợp hơn thay vì sự cắt giảm hoàn toàn từ các sàn marketplace thì sẽ bảo vệ được cả người sáng tạo lẫn những người dùng tốt hơn trong thị trường NFT.
4. Kết luận
Sàn Blur mới ra mắt sẽ giúp cho tính độc quyền của Opensea sẽ bị giảm sút và giúp cho thị trường marketplace trở cân bằng hơn, điều nằng sẽ giúp cho rất nhiều người dùng như chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận hơn đến NFT. Tuy nhiên, để đảm bảo sự bền vững tốt nhất cho thị trường này thì Royalty sẽ luôn là thứ cần được bảo vệ, đặc biệt là đối với những nhà sáng tạo trong thị trường này. Nếu như các bạn có cùng quan tâm đến NFT hay những ý kiến riêng về Royalty thì có thể trao đổi thêm ở trong nhóm Bigcoinvietnam nhé.
Đọc thêm