1. 6 thách thức khiến chu kỳ crypto hiện tại khó khăn
1.1. Thị trường ngày càng phức tạp và cạnh tranh gay gắt
Mỗi chu kỳ, số lượng người tham gia thị trường ngày càng tăng, đồng nghĩa với việc số lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp và quỹ đầu tư có chiến lược tinh vi cũng ngày càng lớn. Điều này tạo ra một môi trường mà người chơi mới hoặc thiếu kinh nghiệm sẽ dễ dàng bị cuốn vào những đợt biến động lớn và bị thua lỗ.
Nếu không nắm giữ Bitcoin (BTC) hoặc Solana (SOL) từ giai đoạn thị trường bearish, phần lớn nhà đầu tư có lẽ chưa đạt được lợi nhuận đáng kể. Những ai đầu tư vào các altcoin có thể đã trải qua các đợt tăng mạnh nhưng cũng không tránh khỏi những lần điều chỉnh sâu. Tâm lý "còn thời gian trong chu kỳ" khiến nhiều người kỳ vọng có thể nhân đôi hoặc nhân ba tài sản của mình, nhưng thực tế họ lại rơi vào bẫy giao dịch liên tục và mất dần lợi nhuận đã kiếm được.
Chu kỳ này cũng chứng kiến sự bùng nổ của các giao dịch rủi ro cao như memecoin, airdrop farming, hay đặt cược vào những đồng coin mới nổi. Điều này dẫn đến việc một số nhà đầu tư thắng lớn, nhưng số đông lại mất tiền khi cố gắng chạy theo những cơ hội dễ bay hơi.
1.2. Di chứng từ những cú sụp đổ trước đó
Hai trong số những sự kiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong thị trường tiền mã hóa là sự sụp đổ của Terra (LUNA) vào tháng 5/2022 và sự phá sản của sàn giao dịch FTX vào tháng 11/2022. Những cú sốc này không chỉ khiến nhiều tài sản mất đến 90-95% giá trị mà còn tạo ra một hiệu ứng dây chuyền, kéo theo sự sụp đổ của nhiều công ty liên quan.
Hệ quả là tâm lý lo sợ bao trùm lên toàn thị trường, đặc biệt với những người trong ngành. Cách thị trường altcoin giao dịch hiện nay phản ánh sự thống trị của quan điểm "mọi thứ đều là lừa đảo". Trước đây, "công nghệ này sẽ là tương lai" là niềm tin chủ đạo, nhưng giờ đây nó chỉ còn là một quan điểm thiểu số, hoặc ngang bằng với "tất cả chỉ là lừa đảo".
Không ai muốn nắm giữ lâu dài, vì họ không muốn lặp lại cơn ác mộng mất phần lớn danh mục đầu tư. Điều này dẫn đến một chu kỳ bán tháo cực đại. Trên X, người ta liên tục tìm điểm đỉnh của chu kỳ, càng làm gia tăng sự dao động cảm xúc.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hành vi giao dịch mà còn thay đổi cách tiếp cận của cả hệ sinh thái với việc xây dựng và đầu tư. Các dự án phải đối mặt với sự giám sát gắt gao hơn, khiến việc tạo dựng niềm tin khó khăn hơn. Dù điều này giúp lọc ra các dự án lừa đảo, nhưng cũng cản trở các dự án thực sự có giá trị phát triển.
1.3. Thiếu đổi mới đột phá
Những chu kỳ trước chứng kiến sự ra đời của các bước nhảy vọt như tài chính phi tập trung (DeFi) và NFT, nhưng chu kỳ này phần lớn chỉ là các cải tiến nhỏ lẻ thay vì những phát minh đột phá. Các ứng dụng thực tiễn vẫn chưa đạt đến quy mô đủ lớn để thu hút hàng trăm triệu người dùng on-chain.
Điều này khiến thị trường thiếu đi những câu chuyện tăng trưởng mạnh mẽ để tạo động lực cho các đợt tăng giá kéo dài.
1.4. Sự can thiệp của cơ quan quản lý
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã có những động thái quyết liệt nhằm kiểm soát thị trường tiền mã hóa trong vài năm qua. Việc này không chỉ làm chậm tốc độ phát triển của ngành mà còn tạo ra những rào cản pháp lý khiến nhiều công ty và nhà phát triển phải rời bỏ thị trường Mỹ.
SEC cũng ngăn cản các token quản trị có thể mang lại giá trị thực sự cho người nắm giữ, dẫn đến tình trạng “tất cả token đều vô giá trị” – một nhận định có phần chính xác trong bối cảnh hiện tại. Ngoài ra, sự giám sát chặt chẽ của SEC cũng buộc nhiều dự án phải tìm kiếm nguồn vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC), tạo ra tình trạng thanh khoản thấp và cơ chế khám phá giá kém hiệu quả.
Tuy nhiên, gần đây đã có một số tín hiệu tích cực khi các cơ chế huy động vốn công khai như Echo và Legion xuất hiện, cho phép cộng đồng có cơ hội tham gia từ sớm vào các dự án tiềm năng thay vì để quỹ VC kiểm soát hoàn toàn.
1.5. Tâm lý đầu tư mang tính “financial nihilism”
Tất cả các yếu tố trên đã dẫn đến sự gia tăng của một thái độ đầu tư “Không có gì giá trị” (financial nihilism). Token quản trị vô dụng, vốn hóa pha loãng quá cao, thanh khoản thấp – tất cả đã khiến nhiều người quay sang memecoin vì họ thấy đó là cơ hội công bằng hơn.
Hơn nữa, thế hệ trẻ ngày nay phải mạo hiểm để vươn lên trong bối cảnh giá tài sản ngày càng cao và tiền pháp định mất giá liên tục. Memecoin trở thành một kiểu "vé số" mang lại hy vọng.
Sự phát triển của công nghệ như Solana, Pump.fun đã giúp tăng mạnh số lượng token được ra mắt, vì nhu cầu cờ bạc là rất lớn.
Hệ quả là:
-
Văn hóa "degen" (đánh bạc rủi ro cao) trở nên phổ biến
-
Thời gian nắm giữ rút ngắn
-
Giao dịch ngắn hạn được ưu tiên hơn đầu tư dài hạn
-
Đòn bẩy tài chính và rủi ro bị đẩy lên cực hạn
-
Phân tích cơ bản bị xem nhẹ
1.6. Bitcoin thu hút dòng vốn mới, nhưng altcoin thì không
Bitcoin (BTC) đang hưởng lợi từ dòng vốn của các tổ chức tài chính truyền thống (TradFi), đặc biệt là sau khi các quỹ ETF Bitcoin giao ngay được phê duyệt vào tháng 1/2024. Một số ngân hàng trung ương thậm chí còn cân nhắc thêm BTC vào bảng cân đối kế toán.
Trong khi đó, altcoin không nhận được sự quan tâm tương tự. Dòng vốn mới từ nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn còn hạn chế, và những người tham gia mới chủ yếu mua các tài sản truyền thống hơn như Bitcoin thay vì các altcoin rủi ro cao. Điều này làm giảm đi cơ hội tăng trưởng mạnh của thị trường altcoin như những chu kỳ trước.
2. Vai trò thay đổi của ETH trong chu kỳ này
Trước đây, Ethereum (ETH) thường đóng vai trò là chỉ báo quan trọng cho mùa altcoin. Khi ETH tăng mạnh, đó là dấu hiệu cho thấy thị trường altcoin sẽ bùng nổ. Nhưng chu kỳ này, ETH đã hoạt động kém hiệu quả, liên tục đánh dấu sự kết thúc của các đợt tăng giá altcoin nhỏ thay vì kích hoạt chúng.
Một trong những vấn đề lớn hiện nay là định giá của Ethereum đang ở mức quá cao so với những gì hệ sinh thái này thực sự tạo ra.
- Với mức vốn hóa thị trường từ 400-500 tỷ USD, Ethereum đã lọt vào danh sách 20 công ty lớn nhất thế giới theo market cap. Tuy nhiên, điều này đặt ra câu hỏi liệu hệ sinh thái có tạo ra đủ giá trị để biện minh cho con số này.
- Trong vài năm qua, Ethereum đã dần mất đi nguồn doanh thu quan trọng vào tay các Layer 2, nhưng vẫn chưa có những cải tiến đáng kể về khả năng mở rộng trên Layer 1.
- Các thách thức kỹ thuật và vấn đề quản trị vẫn chưa được giải quyết triệt để, trong khi đổi mới trong hệ sinh thái Ethereum không đủ mạnh để tạo ra đợt bùng nổ adoption mới.
- Narrative "ETH là tiền" thực chất chỉ mang tính khẩu hiệu hơn là phản ánh giá trị thực tế.
Bên cạnh vấn đề định giá, Ethereum cũng đang đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt từ các blockchain mới. Hiện tại, không có blockchain Layer 1 nào thực sự được công nhận là "tiền", và Ethereum cũng không ngoại lệ.
Dù vẫn là nền tảng quan trọng cho DeFi và các Layer 2, nhưng thực tế cho thấy ETH không còn là nhân tố dẫn dắt tuyệt đối của thị trường như trước đây.
Nhiều nhà giao dịch vẫn giữ tư duy cũ, chờ ETH tăng giá để xác nhận mùa altcoin, nhưng thực tế cho thấy các xu hướng (narratives) hiện nay đã hoạt động độc lập, không còn phụ thuộc vào Ethereum như trước. Điều này tạo ra sự mất phương hướng và khiến nhiều nhà đầu tư bị mắc kẹt trong kỳ vọng không còn phù hợp với bối cảnh thị trường.
3. Nhà đầu tư nên làm gì bây giờ?
Làm việc chăm chỉ hơn hoặc làm việc thông minh hơn, và chọn đúng tài sản để đầu tư.
Dù thị trường đã thay đổi, nhưng trong dài hạn, những dự án có nền tảng tốt vẫn sẽ tạo ra giá trị. Hãy tìm kiếm các dự án có:
-
Mô hình doanh thu rõ ràng
-
Sản phẩm có thị trường thực sự
-
Tokenomics bền vững
-
Câu chuyện đầu tư mạnh mẽ (AI, RWA là hai lĩnh vực đáng chú ý)
Nếu không có thời gian theo dõi thị trường sát sao, tốt nhất là tránh cạnh tranh với những "zoomer" dành 16 giờ mỗi ngày trên on-chain.
Dù vậy, vẫn có cơ hội để kiếm tiền trong thị trường này. Những người kiên trì học hỏi và tích lũy kiến thức sẽ luôn tìm được cách.
"Quản lý rủi ro, lợi nhuận sẽ tự khắc đến."
Đọc thêm: