Uniswap ($UNI) là gì? Sàn giao dịch phi tập trung AMM top đầu trên Ethereum

ByLeahhere16/08/2023
Uniswap là sàn giao dịch phi tập trung sử dụng cơ chế AMM (Automated Market Maker) top đầu trên Ethereum. Cùng tìm hiểu về dự án AMM tiên phong, luôn dẫn đầu về thị phần và vốn hoá trên Ethereum trong suốt hơn 5 năm qua bài viết dưới đây!

1. Uniswap là gì?

  • Uniswap là một sàn giao dịch phi tập trung, sử dụng cơ chế tạo lập thị trường tự động (AMM), cho phép người dùng giao dịch các loại token trên các mạng Ethereum và các mạng EVM khác.
  • Được ra mắt vào tháng 11 năm 2018 bởi Hayden Adams, một kỹ sư phần mềm có nền tảng về kỹ thuật cơ khí, Uniswap tới nay vẫn luôn giữ vững vị trí top đầu trong ngách AMM và khẳng định được vị thế của sàn phi tập trung dẫn đầu trên Ethereum. Ngoài ra, nền tảng hiện đã và đang được triển khai trên 6 chuỗi EVM chính: Ethereum, Binance Smart Chain, Arbitrum, Optimism, Polygon và Celo.
  • Hiện tại, có ba phiên bản của giao thức Uniswap. V1 và V2 là mã nguồn mở và được cấp phép theo GPL. V3 là mã nguồn mở với một số các sửa đổi nhỏ, hiện tại cả 3 phiên bản đều đang hoạt động song song với nhau.

Uniswap là gì

Giao diện website Uniswap

2. Cơ chế hoạt động của Uniswap

Để hiểu giao thức Uniswap khác với sàn giao dịch truyền thống như thế nào, trước tiên, chúng ta cần phải hiểu được AMM (Nhà tạo lập thị trường thị động) là gì?

AMM (Automated Market Maker)

AMM là một loại cơ chế cho phép người dùng giao dịch các loại tài sản trên chuỗi thông qua một pool thanh khoản có sẵn gọi là “liquidity pool”.

Những liquidity pool này sẽ được đóng góp bởi các “liquidity providers” (LP) là những người cung cấp thanh khoản. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành LP bằng việc cung cấp cặp giao dịch, có giá trị cân bằng với nhau vào liquidity pool.

Các giao dịch xảy ra trên Uniswap sẽ được tự động trực tiếp lấy từ liquidity pool mà không phải thông qua việc đặt lệnh mua và đợi khớp lệnh từ người bán như cơ chế order book của các sàn tập trung.

Cơ chế hoạt động của AMM

Cơ chế hoạt động của mô hình AMM

Thành phần tham gia UniSwap

Liquidity providers (LPs): người cung cấp thanh khoản, bằng cách thêm các cặp giao dịch vào bể thanh khoản, với giá trị tương đương nhau để luôn đảm bảo tuân theo công thức: x*y = k, trong đó:

  • x: là giá trị token A

  • y: là giá trị token B

  • k: tổng giá trị đại diện cho pool thanh khoản A/B

AMM

Những người cung cấp thanh khoản sẽ có cơ hội được chia sẻ lợi nhuận từ fee giao dịch của các liquidity pool đó. Tuy nhiên, do cơ chế tự động cân bằng nêu trên có thể dẫn đến hạn chế và rủi ro cho LPs:

Impermanent Loss (IL) - Tổn thất tạm thời xảy ra khi người dùng cung cấp thanh khoản cho liquidity pool và giá của token thay đổi so với khi người dùng nạp vào ban đầu. Nếu sự chênh lệch này càng nhiều, tổn thất lại càng lớn.

Vì các AMM không tự động điều chỉnh tỷ giá, nên chúng yêu cầu arbitrageur (nhà kinh doanh chênh lệch giá) mua các tài sản bị định giá thấp hoặc bán các tài sản được định giá quá cao cho đến khi giá do AMM đưa ra khớp với giá chung trên toàn thị trường. Lợi nhuận thu được cho các arbitrageur đó được lấy từ các LPs, tạo ra một khoản lỗ.

Ví dụ:

  • A gửi 1 cặp token vào pool thanh khoản ETH/ USDT với 1 ETH và 100 USDT (trong trường hợp giá ETH = 100$)
  • Và tổng pool hiện tại đang có 10 ETH và 1.000 USDT, nghĩa là A đang chiếm 10% cổ phần
  • Giả sử ETH tăng lên 400$, pool hiện đang mất cân bằng vì 10 ETH trị giá 4.000 USDT nhưng nhóm chỉ được ghép với 1.000 USDT. Các arbitrageur nhận ra sự chênh lệch này và cân bằng lại bằng việc loại bỏ ETH và thêm USDT, lúc này pool sẽ được cân bằng ở mức 5 ETH - 2000 USDT, vì 5 ETH ở mức 400 USDT tương đương với 2.000 USDT.
  • Giả sử, A rút 10% cổ phần của mình ở nhóm thanh khoản, A sẽ nhận được 0.5ETH + 200 USDT (=400$). Tuy nhiên nếu A giữ số lượng ban đầu thay vì cung cấp thanh khoản cho pool, 1E + 100 USDT thì tài sản hiện tại của A đã là 400$ + 100 USDT = 500$. Khoản lỗ 100$ này chính là impermanent loss (nhưng nó chỉ xảy ra khi A rút thanh khoản của mình khỏi pool).

Arbitrageur (Nhà kinh doanh chênh lệch giá)

  • Là những người có trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ để đảm bảo các pool thanh khoản trên Uniswap luôn được cân bằng, những người này sẽ có cơ hội khai thác lợi nhuận dựa vào việc chênh lệch giá giữa Uniswap và các sàn giao dịch khác nhau.

Traders (Nhà giao dịch)

  • Là những người thực hiện các lệnh giao dịch mua bán từ những pool thanh khoản trên Uniswap và phải trả phí giao dịch. Phí giao dịch này sẽ là doanh thu của nền tảng và được chia sẻ lợi nhuận lại cho các LPs.

3. Phân biệt Uniswap V1, V2 và V3

  Uniswap V1 Uniswap V2 Uniswap V3
Ra mắt 11/2018 5/2020 5/2021
Ngôn ngữ lập trình Vyper Solidity Solidity
Tiêu chuẩn token hỗ trợ ERC20, wrapped ETH ERC20, non-native ERC tokens ERC20 and ERC721
Phí giao. dịch 0.3% 0.3%  
Phí nền tảng 0% 0.05% (trừ trực tiếp từ phí giao dịch, và được chuyển vào quỹ phát triển của Uniswap) 0%
Bảng so sánh Uniswap V1, V2 và V3 

- Vào tháng 7 mới đây, Uniswap cũng đã cho ra mắt UniswapX - nền tảng tổng hợp thanh khoản phi tập trung, cung cấp cho người dùng một giao thức giao dịch trên EVM. Nền tảng gia tăng trải nghiệm cho người dùng với những tính năng cải tiến và đổi mới: tổng hợp thanh khoản, miễn phí gas, không cần sử dụng token native của chuỗi để thực hiện giao dịch,…

4. Thông tin gọi vốn

Uniswap đã thành công kêu gọi được 176 triệu đô qua 2 vòng gọi vốn:

  • Tháng 8/2020: 11 triệu đô, được dẫn đầu bởi a16z (Andreessen Horowitz)
  • Tháng 10/2022: 165 triệu đô, được dẫn đầu bởi Polychain Capital

Ngoài ra còn có sự tham gia của các ông lớn “tên tuổi” khác trong crypto: Paradigm Venture Capital, Union Square Ventures LLC và ParaFi.

5. Tokenomics

Cho tới tháng 9/2020, Uniswap đã chính thức ra mắt thành công token quản trị của giao thức $UNI thông qua chương trình airdrop. Sự kiện này đã tạo ra một tiếng vang khá lớn trong giới DeFi khi Uniswap đã airdrop cho hơn 250.000 địa chỉ ví đã tương tác với nền tảng trước ngày 1/9/2020, mỗi ví nhận được tối thiểu 400 $UNI token (ở mức giá ~3$, tương đương với hơn 1000$).

Thông tin token

  • Tên token: Uniswap
  • Ký hiệu token: UNI
  • Blockchain: Ethereum
  • Tiêu chuẩn token: ERC20
  • Contract: 0x1f9840a85d5af5bf1d1762f925bdaddc4201f984
  • Tổng cung: 1,000,000,000 UNI
  • Cung lưu thông hiện tại: 753,766,667 UNI

Phân bổ token

Bảng phân bổ token Uniswap

  • Community: 60%
  • Team: 21.2%
  • Series A: 14%
  • Seed round: 4%
  • Advisors: 0.69%

Lịch mở khoá token

Vesting schedule Uniswap

Lịch mở khoá token Uniswap

Có thể mua $UNI ở đâu?

Hiện tạị, hầu hết các sàn giao dịch lớn đều đang hỗ trợ $UNI (trên dưới 300 sàn), bao gồm cả sàn phi tập trung và sàn tập trung. Người dùng có thể giao dịch mua bán Uniswap trên những nền tảng sau:

  • Sàn tập trung: Binance, Coinbase, Gate, MEXC, Bitget,…
  • Sàn phi tập trung: Uniswap, Sushiswap, Quickswap, Balancer, Open Ocean,…

Tiện ích token

Hiện tại, Uniswap có 3 tiện ích chính:

  • Token quản trị: cho phép người dùng có thể tham gia vào biểu quyết cho những thay đổi hay những kế hoạch phát triển nền tảng.
  • Stake: ngoài ra, người dùng cũng có thể stake token $UNI của mình trên một số các nền tảng hỗ trợ như Binance (0.22% APR), OKX (1%), Gate (0.88%),…. để nhận được lãi suất và lợi nhuận.
  • Farm: người dùng có thể cung cấp thanh khoản và farm cặp UNI token với 1 loại token khác để kiếm thêm lợi nhuận.

6. Những con số “không tưởng”

Thành tựu Uniswap đạt được

Thành tựu Uniswap đạt được 

  • Tổng giá trị khoá: hơn 3 tỷ đô
  • Volume giao dịch hàng tháng lên tới hàng chục tỷ đô (vẫn biến động theo xu hướng chung của thị trường, nhưng luôn dẫn đầu về khối lượng giao dịch so với các sàn giao dịch phi tập trung khác)
  • Tổng số người dùng tích luỹ: ~9 triệu người dùng (theo dữ liệu trên Dune)
  • Hệ sinh thái bao gồm hàng trăm dự án DeFi được xây dựng và tích hợp trên Uniswap
  • Phí giao dịch tích luỹ trên nền tảng cho tới hiện tại: ~654 tỷ đô

Phí giao dịch Uniswap

Tổng phí giao dịch tích luỹ trên mỗi chuỗi

7. Kết luận

Sau chặng đường hơn 5 năm phát triển, giữa vô số càng sàn giao dịch phi tập trung, Uniswap đã khẳng định được vị thế “king” của mình khi liên tiếp nắm giữ “dominance” thị phần về cả người dùng, khối lượng giao dịch cũng như giá trị khoá trong nền tảng. Mặc dù luôn dẫn đầu, nhưng Uniswap chưa bao giờ ngủ quên trong chiến thắng khi liên tiếp đổi mới về mặt công nghệ và cải thiện trải nghiệm cho người dùng, điển hình là sự ra mắt liên tiếp của các phiên bản cải tiến của sản phẩm. Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp người có thêm nhiều thông tin hữu ích về dự án. Cùng theo dõi Bigcoin để cập nhật thêm nhiều thông tin về các dự án khác nhau nữa!

Đọc thêm

Balancer là gì? Một trong những AMM top đầu trên ETH

Solidly (SOLID) là gì? Tổng quan về mô hình AMM áp dụng ve(3,3) trên Ethereum

Dfyn là gì? Tìm hiểu về sàn giao dịch phi tập trung AMM đa chuỗi

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

Leahhere

Leahhere

- You have to be enough for you

5 / 5 (2Bình chọn)

Bài viết liên quan