1. Validator là gì?
Trước khi tìm hiểu Validator, người dùng cần nắm rõ được khái niệm về cơ chế đồng thuận Proof of Stake trong bài viết trước đó.
Tương tự như miners trong trong Proof of Work (PoW), validator (người xác nhận giao dịch) đóng vai trò là xương sống cho toàn mạng lưới sử dụng PoS.
Validator hay còn được gọi là người xác thực - là một thực thể hoặc một nút mạng có trách nhiệm xác thực và kiểm tra tính hợp lệ của các giao dịch được tạo ra trong mạng sử dụng Proof of Stake (PoS). Những validators này sẽ được yêu cầu stake một lượng coin tối thiểu để vận hành một node xác thực trên mạng lưới, tuỳ thuộc vào yêu cầu riêng của từng mạng. Trong quá trình xác thực, validators sẽ nhận được phần thưởng khối và phí giao dịch của mạng lưới cho sự đóng góp của họ.
Tuy nhiên, nếu validators nào cố tình có những hành động gây ảnh hưởng xấu tới mạng lưới, như việc xác thực một giao dịch sai, sẽ phải chịu phạt (slash) bằng chính token mà họ stake vào mạng lưới. Điều này đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho blockchain, giúp chain đó được vận hành mượt mà.
Thường thì các blockchain hiện tại đều đang kiểm soát mạng là chính, nên thường sẽ giới hạn số lượng chạy validator (trung bình khoảng vài trăm), chỉ một số blockchain muốn hướng tới yếu tố phi tập trung decentralise hoàn toàn, thì mới không giới hạn validator và có thể mở rộng lên tới con số hàng chục nghìn, trăm nghìn.
Validators trong mạng lưới PoS
2. Cách thức hoạt động của Validators
Bước 1: Staking
Đầu tiên, một validator cần đặt cược một số tiền nhất định của tiền tệ trong mạng blockchain để trở thành một validator. Khối lượng đặt cược và thời gian đặt cược càng lớn, tỷ lệ được chọn để trở thành validator càng cao.
Bước 2: Nhận giao dịch
Validators nhận các giao dịch được gửi đến mạng blockchain, và bắt đầu quá trình kiểm tra chúng.
Bước 3: Kiểm tra giao dịch
Validator kiểm tra các giao dịch được gửi đến xem có hợp lệ không, ví dụ người gửi có đủ lượng tiền trong tài khoản để thực hiện giao dịch không, chữ ký sở hữu ví,….
Bước 4: Đề xuất khối mới
Nếu các giao dịch hợp lệ, validator đề xuất để giao dịch được thực hiện trong một khối mới.
Bước 5: Tham gia bỏ phiếu (tùy chọn)
Trong một hệ thống PoS, validators có thể tham gia vào quyết định xem một khối cụ thể có hợp lệ hay không bằng cách bỏ phiếu.
Bước 6: Tạo khối mới
Các validator được chọn tạo ra khối mới chứa các giao dịch đã được xác thực.
Bước 7: Phát tán khối
Khối mới tạo được phát tán đến toàn bộ mạng blockchain để các node khác có thể kiểm tra và xác nhận.
Bước 8: Cập nhật Ledger
Khối mới được thêm vào ledger của blockchain, cập nhật tình trạng của tài khoản và giao dịch mới.
Bước 9: Hoàn thành giao dịch và nhận phần thưởng
Trong một số hệ thống PoS, validators nhận được phần thưởng khối hoặc phí giao dịch cho sự đóng góp của họ vào quá trình tạo khối và xác thực giao dịch.
Quy trình hoạt động của validators trong blockchain PoS
3. Yêu cầu để trở thành validators
Yêu cầu của validators trong một mạng blockchain thường phụ thuộc vào loại cơ chế đồng thuận và quy định cụ thể của mỗi blockchain. Tuy nhiên, dưới đây sẽ là một số những yếu tố cơ bản để trở thành validator của một PoS blockchain
Yêu cầu các thiết bị máy tính/ siêu máy tính
Để làm validator thì cần các thiết bị máy tính/siêu máy tính có cấu hình lớn, đáp ứng đc yêu cầu của blockchain. Ngoài ra, có một phương án khả thi hơn chính là thuê máy ảo tại các nền tảng cho thuê như AWS...
Số lượng tối thiểu token phải stake
Người dùng cần phải stake một số tiền nhất định trong mạng blockchain để trở thành một validator. Đây là một cách để đảm bảo lợi ích của cả người dùng và mạng lưới trong việc đảm bảo tính tin cậy và an toàn của mạng lưới.
Ví dụ: Ethereum yêu cầu người dùng phải stake tối thiểu 32 ETH để có thể trở thành một trình xác thực trong mạng lưới. Hoặc người dùng cần stake tối thiểu 10000 BNB để trở thành một validator trên BNB chain.
Kết nối Internet ổn định
Để đảm bảo quá trình xác thực và tạo khối trên blockchain, validators cần có kết nối Internet ổn định để có thể xác nhận các giao dịch mạng lưới cũng như tham gia vào việc tạo khối. Người dùng sẽ luôn cần duy trì Internet ổn định để đảm bảo hiệu suất của nodes mà mình đang chạy.
Tuân thủ quy tắc mạng
Validators cần tuân thủ các quy tắc cụ thể của mạng blockchain mà họ tham gia, như việc đảm bảo xác minh giao dịch hợp lệ, tránh việc xác minh những giao dịch xấu gây ảnh hưởng tới sự an toàn của mạng lưới.
4. Lợi ích khi trở thành Validators
Trở thành một validator không chỉ mang lại những lợi ích tài chính mà còn đi kèm với nhiều quyền lợi khác, góp phần quan trọng vào sự phát triển của hệ sinh thái blockchain. Khi bạn quyết định tham gia vào vai trò này, bạn không chỉ đơn thuần là xác thực giao dịch, mà còn đang đóng góp vào việc bảo vệ và nâng cao tính bảo mật cho toàn bộ mạng lưới.
-
Phần thưởng khối: Validators được thưởng khi họ thành công trong việc xác thực và thêm các khối mới vào blockchain. Phần thưởng này thường bao gồm phí giao dịch từ các giao dịch trong khối và đôi khi cả phần thưởng block, tùy thuộc vào giao thức của mạng lưới.
-
Tạo thu nhập thụ động: Khi trở thành validator, bạn có thể tạo ra nguồn thu nhập thụ động thông qua việc tham gia vào quá trình xác thực giao dịch liên tục. Thu nhập này sẽ ổn định và tăng theo thời gian khi mạng lưới phát triển.
-
Góp phần vào bảo mật mạng lưới: Validators đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính bảo mật và ổn định của blockchain. Khi tham gia vào quá trình này, bạn giúp ngăn chặn các cuộc tấn công và gian lận, đảm bảo tính toàn vẹn cho hệ thống.
-
Quyền biểu quyết và tham gia quản trị: Trở thành validator thường đi kèm với quyền biểu quyết trong các quyết định quan trọng của mạng lưới, chẳng hạn như thay đổi giao thức hoặc quản trị cộng đồng. Điều này cho phép bạn có tiếng nói và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của hệ thống.
-
Xây dựng uy tín: Validators uy tín sẽ được cộng đồng tin tưởng và có thể thu hút nhiều người dùng khác ủy thác token của họ, từ đó tăng khả năng kiếm lợi nhuận. Sự uy tín này cũng giúp xây dựng danh tiếng trong cộng đồng blockchain.
5. Rủi ro mà Validators có thể gặp
Mất kết nối Internet/ kết nối mạng không ổn định
Validators phụ thuộc vào kết nối Internet ổn định. Nếu kết nối của họ gặp sự cố hoặc bị gián đoạn, họ có thể bị loại khỏi quá trình tạo khối và mất một phần hoặc toàn bộ tiền thưởng của mình.
Biến động thị trường
Thị trường crypto là một thị trường có sự biến động khá lớn, chính vì vậy khi stake token vào mạng lưới, validators đã lường đến những rủi ro về việc biến động giá của loại coin/ token mà họ stake sẽ dẫn tới việc hao hụt đi phần nào giá trị tài sản của mình kể cả trong thị trường tăng hay giảm. Khi giá tăng, việc unstake sẽ cần thời gian khiến validators có thể bị lỡ sóng tăng đó còn khi giá giảm, việc mất mát giá trị tài sản là khá rõ ràng.
Slashing (Bị phạt)
Validators có thể mất một phần hoặc toàn bộ tiền cược của họ nếu họ vi phạm các quy tắc của mạng. Điều này có thể xảy ra nếu validator tham gia vào các hoạt động gian lận hoặc bất kỳ hành vi không hợp lệ nào khác.
Rủi ro về việc phụ thuộc vào nền tảng
Ngoài việc trở thành một validators trực tiếp của dự án, người dùng thường lựa chọn uỷ quyền (delegate) token của mình vào các validators khác do không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu để tự mở validators riêng. Điều này có thể dẫn tới rủi ro các nền tảng đó gặp sự cố, bị hack hoặc rug pull, khiến validators có nguy cơ bị mất một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Validators có thể tham gia những mạng lưới nào?
Validators đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo mật các mạng lưới blockchain. Tuy nhiên, không phải blockchain nào cũng sử dụng cơ chế xác thực này. Dưới đây là một số mạng lưới phổ biến mà các validators có thể tham gia:
-
Ethereum 2.0: Sau khi chuyển từ cơ chế Proof of Work (PoW) sang Proof of Stake (PoS), Ethereum 2.0 yêu cầu các validators để xác thực giao dịch và bảo mật mạng. Đây là một trong những mạng lưới lớn nhất và có tiềm năng phần thưởng cao cho các validators.
-
Polkadot: Polkadot sử dụng cơ chế Nominated Proof of Stake (NPoS), nơi các validators được bầu chọn bởi những người ủy thác (nominators). Validators trên Polkadot giúp đảm bảo các chuỗi khối trong hệ sinh thái này được kết nối và hoạt động ổn định.
-
Cosmos: Cosmos là một mạng lưới blockchain sử dụng cơ chế Tendermint BFT để đồng thuận. Validators trong mạng lưới Cosmos có trách nhiệm xác thực các khối mới và duy trì tính bảo mật cho hệ thống.
-
Solana: Với tốc độ xử lý cao và chi phí thấp, Solana đã thu hút nhiều validators tham gia. Solana sử dụng cơ chế Proof of History (PoH) kết hợp với Proof of Stake (PoS), trong đó validators đóng vai trò xác thực các giao dịch nhanh chóng và hiệu quả.
-
Tezos: Tezos là một blockchain với cơ chế đồng thuận Liquid Proof of Stake (LPoS). Validators, còn được gọi là "bakers" trong hệ sinh thái Tezos, giúp xác thực các giao dịch và duy trì tính bảo mật cho mạng lưới.
7. So sánh giữa Miners và Validators
Giống nhau
- Đều là những mảnh ghép quan trọng trong việc đảm bảo tính ổn định, bảo mật của mạng lưới.
- Đều nhận được phần thưởng cho những đóng góp của mình cho mạng lưới.
Khác nhau
Validators | Miners | |
---|---|---|
Công việc | Xác thực giao dịch trên mạng lưới và tạo khối mới. | Giải các bài toán toán học phức tạp để tạo ra một khối mới trong blockchain. |
Năng lượng tiêu thụ | Tiết kiệm năng lượng hơn so với PoW vì không cần thực hiện các phép toán tính toán phức tạp. | Tiêu tốn nhiều năng lượng do việc giải bài toán yêu cầu máy tính có cấu hình cao và mạnh mẽ. |
Phần thưởng | Validators nhận phần thưởng từ việc xác thực giao dịch và tạo khối mới, tùy thuộc vào số lượng token mà họ đã đặt cược (power) | Thợ đào nhận được phần thưởng (thường là một số lượng cố định của token mạng và phí giao dịch) từ việc tạo ra một khối mới. |
Cơ chế phạt | Validators có thể bị phạt nếu vi phạm các quy tắc của mạng hoặc có hành động gây ảnh hưởng đến sự an toàn của mạng lưới | Thường sẽ không bị phạt vì công việc của họ chỉ là giải toán và tạo ra khối mới trong blockchain |
So sánh sự khác biệt giữa miners và validators
8. Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản về validator và vai trò của chúng trong mạng lưới blockchain. Hy vọng những thông tin trên đây cung cấp những kiến thức hữu ích cho người dùng. Theo dõi đội ngũ Bigcoin để cập nhật thêm nhiều thông tin khác về thị trường và các dự án crypto nổi bật!
Đọc thêm
Proof of Stake (PoS) là gì? Toàn tập về cơ chế đồng thuận Proof of Stake
Proof of Work (PoW) là gì? Toàn tập về cơ chế đồng thuận Proof of Work
Byzantine Fault Tolerance (BFT) là gì? Tầm quan trọng của hệ thống chịu lỗi Byzantine