BendDAO (BEND) là gì? Nền tảng cho vay thế chấp NFT mở ra mùa hè NFTFi

ByElly Nguyen07/02/2023
Những tưởng việc đi vay và cho vay chỉ diễn ra ở DeFi với việc sử dụng các loại tài sản crypto làm tài sản thế chấp cho các khoản vay trên các nền tảng lớn như Aave, Compound hay Venus,… Tuy nhiên hiện nay, trên thị trường NFTFi xuất hiện một hình thức lending-borrowing mới mang tính sáng tạo hơn khi sử dụng NFT làm tài sản thế chấp. Như bạn đã biết, NFT là loại tài sản có biên độ dao động mạnh và tính thanh khoản thấp, vì thế việc sử dụng NFT làm tài sản thế chấp sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các nền tảng cho vay thế chấp NFT . Năm 2022, dự án BendDAO được thành lập với mục đích trên và tạo nên làn sóng hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng. Hãy cùng tìm hiểu xem BendDAO là gì ...

1. BendDAO là gì?

Là nền tảng thế chấp NFT, cho phép người dùng tạo khoản vay được hỗ trợ bằng NFT. Ví dụ, thông qua nền tảng của BendDAO, bạn có thể sử dụng bộ NFT của BoredApe để vay ETH, tức là bạn đã thế chấp bộ NFT BoredApe của mình để được cho vay ETH. Không chỉ cho vay, tại BendDAO bạn có thể thực hiện các hoạt động khác như Yield, Staking, Auction, Listing,… giúp NFT của bạn có thể được sử dụng thường xuyên tạo nên tính thanh khoản cao hơn. Có thể nói, BendDAO là giao thức thanh khoản toàn diện dành riêng cho các bộ sưu tập NFT của bạn.

BendDAO hiện tại đang hỗ trợ Lending 8 bộ NFT lớn nhất trên ETH. Đặc biệt, trong năm vừa rồi TVL đã tăng trưởng vượt trội chạm mốc 200M$.

BendDAO là gì

BendDAO là gì?

1.1. Cơ chế hoạt động của BendDAO

BendDAO hoạt động theo 2 cơ chế chính dưới đây:

  • Người vay có thể sử dụng NFT làm tài sản thế chấp để vay ETH ngay lập tức, từ đó cầm ETH đi staking tiếp hoặc tham gia các hoạt động derivative (phái sinh) để tối ưu hóa lợi nhuận.
  • Người cho vay có thể gửi ETH để kiếm lợi nhuận từ các khoản lãi suất mà người vay cần trả.

Ngoài ra, BendDAO còn thu hút người dùng thông qua việc cầm NFT Lending sẽ nhận được APY = token $BEND.

1.2. Điểm nổi bật trong mô hình của BendDAO là gì?

Cho vay tức thì (lấy NFT làm tài sản thế chấp)

Hầu như nhà đầu tư nào cũng đều quan ngại về tính thanh khoản của NFT thì BendDAO giải quyết vấn đề đó thông qua cơ chế lấy NFT làm tài sản thế chấp để cho vay. Thay vì bạn chỉ có thể giữ NFT của mình trong ví thì hiện nay bạn có thể sử dụng chúng để vay ETH trên nhóm cho vay. Vậy ETH lấy ở đâu ra để cho bạn vay ngay lập lức? Đó chính là từ những người gửi tham gia gửi ETH (còn gọi là nhóm cho vay) để nhận được lãi suất. Tại thời điểm viết bài thì APR nhận được khi deposit ETH là 8.8%.

Niêm yết tài sản thế chấp (Collateral Listing)

Chủ sở hữu NFT có thể nhận được các khoản vay ngay lập tức lên tới gần 40% (tính theo giá sàn của BST) kể cả trước khi bán được NFT. Sau đó, người mua có thể trả hết khoản vay ngay sau khi ký kết thỏa thuận, cùng với tiền lãi ước tính. Ví dụ, bạn đang sở hữu một NFT Bored Ape và muốn vay ETH ở BendDAO, bạn lấy NFT của mình ra để thế chấp và BendDAO sẽ tính giá sàn chung của bộ NFT Bored Ape để định giá NFT thế chấp của bạn (không cần biết NFT của bạn có giá bao nhiêu). Giá sàn của bộ NFT BoredApe là 71 ETH thì bạn có thể nhận khoản vay lên tới 40% giá đó (tức khoảng 28.4 ETH).

Mua trả trước NFT

Điểm nổi bật quan trọng tiếp theo trong số các dịch vụ của BendDAO là việc bạn có thể mua các NFT blue-chip mà chỉ cần trả trước 60% giá NFT thực tế. Đồng thời, BendDAO cũng bắt đầu một khoản vay nhanh thông qua AAVE để thanh toán phần còn lại của giá NFT. Tức là, bạn trả trước một khoảng tiền và số tiền còn lại sẽ được vay “flash loan” trên Aave để trả nốt phần còn lại. Sau đó NFT đó sẽ được thế chấp trên BendDAO và họ sẽ giải ngân khoản tiền đó để trả lại cho Aave.

Bản chất, bạn từ một người mua đã thành một người đi vay trên BendDAO và khi bạn có đủ tiền để trả cho BendDAO, tiền còn lại cộng với lãi suất thì NFT đó sẽ thuộc về bạn. Mặt khác, người bán NFT có thể biến thành người đi vay bằng cách thế chấp NFT của họ để đổi lấy các khoản vay ETH. Có thể nói đây là một chu kỳ khép kín và liên tục tự lặp lại và có khả năng thu hút nhiều người dùng hơn tham gia vào nền tảng của BendDAO.

2. Sản phẩm

2.1. Cách BendDAO tạo “game” cho cộng đồng NFT là gì?

Vừa rồi mình đã phân tích để bạn thấy lợi ích của chủ sở hữu NFT nhận được trên BendDAO thông qua cách thức hoạt động của nền tảng. Tuy nhiên, chúng ta cần tìm hiểu kỹ về lợi ích mà dự án có thể đem lại cho cộng đồng NFT lớn hơn. Dưới đây là một số lợi thế đáng kể cho cộng đồng NFT với BendDAO.

Quyền nhận Airdrop ngang nhau

BendDAO đảm bảo sẽ thu thập các airdrop và phân phối công bằng cho những người nắm giữ NFT, những người đã gửi NFT của họ làm tài sản thế chấp. Ngoài ra, giao thức thanh khoản p2p phi tập trung cho NFT cũng cho phép người vay có thể tham gia nhận thưởng trên các giao thức khác. Tính năng Flashloan của BendDAO còn giúp người vay nhận phần thưởng của họ trong khi NFT vẫn đang được thế chấp.

Không sợ bị trộm cắp

Các dịch vụ cho vay tức thì trên BendDAO đi kèm với việc chuyển đổi các NFT thành BoundNFTs đại diện cho NFT thế chấp, tuân theo tiêu chuẩn ERC-721. Đơn giản là BoundNFT được tạo ra như một chứng minh rằng bạn đã gửi NFT của bạn vào BendDAO. Các boundNFT giúp hạn chế NFT bị trộm cắp bởi vì nó được thiết kế để không di chuyển và không thể phê duyệt từ vì này qua ví khác. BoundNFT cũng có giao diện kỹ thuật số tương tự, đủ điều kiện để sử dụng trên các nền tảng truyền thông xã hội web2 hỗ trợ hình đại diện NFT. Ví dụ: BAYC NFT sẽ giữ nguyên hình thức ngay cả ở dạng boundNFT.

Cách BendDAO tạo “game” cho cộng đồng NFT là gì?

Cách BendDAO tạo “game” cho cộng đồng NFT là gì?

Bảo vệ thanh khoản cho NFT của bạn

Một giá trị quan trọng khác của BendDAO dành cho cộng đồng NFT đề cập đến các biện pháp bảo vệ 24 giờ để thanh lý. Thị trường NFT vốn biến động lên giá sàn của bộ sưu tập lên xuống thất thường. Khi tổng số nợ của bất kỳ người vay nào vượt quá giá trị tài sản thế chấp. NFT của họ sẽ được thanh lý với đấu giá cao hơn khoản nợ ban đầu. Với giao thức của BendDAO bạn sẽ được bảo vệ khoản vay của mình tránh bị thanh lý trong 24 giờ, trong thời gian đó bạn có thể hoàn trả khoản vay và tránh thua lỗ do biến động giá đối với NFT. Nhiều chủ sở hữu NFT không muốn bán NFT của họ. Thời gian bảo vệ thanh lý có thể giúp họ đạt được tính thanh khoản của NFT mà không cần bán NFT của mình hoặc chịu bất kỳ khoản lỗ nào do biến động giá.

2.2. Thông số đo lường rủi ro NFT trên BendDAO

Khi bạn hiểu về mô hình hoạt động của BendDAO thì bạn sẽ thấy họ sẽ có công thức để định giá các NFT thế chấp. Không chỉ vậy, các thông số rủi ro NFT trên BendDAO là các số liệu quan trọng mà giao thức dựa vào đó xác định giá trị của tài sản thế chấp NFT. Dưới đây là năm thông số rủi ro quan trọng đối với thanh khoản NFT trên giao thức BendDAO.

  • Khối lượng giao dịch của NFT.
  • Giá bán trung bình cùa tài sản hoặc giá trị tài sản.
  • Cộng đồng của NFT (được tính dựa trên số lượng ví holder tương tác trên ứng dụng).
  • Tỉ lệ duy trì (số ngày hoạt động của ví trong khoảng thời gian nắm giữ NFT).
  • Các tương tác với NFTs (ví dụ như số lượng bidders và các hoạt động khác).

3. Thành viên team

Hiện tại, thành viên dự án đang hoạt động ẩn danh.

4. Nhà đầu tư

Dự án mở bán token qua fairlaunch và không có nhà đầu tư private.

5. Tokenomics 

Thông tin chung

  • Tên: BEND
  • Blockchain: Ethereum
  • Chuẩn token: ERC-20
  • Loại token: token quản trị
  • Tổng cung: 10,000,000,000 BEND

Tính năng token

  • Bạn có thể stake BEND (tại đây) và đổi lại nhận được token veBEND hỗ trợ bỏ phiếu. Tại thời điểm viết bài, APR trung bình lock theo năm đang rơi vào khoảng 11.20%.
  • Người có veBEND sẽ được chia sẻ lợi nhuận từ nền tảng.
  • BEND là token quản trị được sử dụng để đưa ra quyết định cho giao thức BendDAO. Chữ 'DAO' trong BendDAO chính là sự ám chỉ một cơ chế quản trị cho giao thức. Các quyết định quản trị đối với BendDAO được diễn ra trên diễn đàn Snapshot Space. Diễn đàn tận dụng token BEND để phê duyệt Đề xuất cải tiến Bend cho giao thức. Tầm quan trọng của token BEND trong quy trình quản trị được thể hiện rõ ở tính linh hoạt đối với việc ủy quyền bỏ phiếu. Do đó, các thành viên cộng đồng có thể chỉ định một cá nhân khác chịu trách nhiệm bỏ phiếu thay cho họ.

Phân bổ token

  • Nhà phát triển- 21%
  • Initial fair-launch offering- 10%
  • Treasury Reserve- 21%
  • Airdrops- 5%
  • Thưởng cho Uniswap LP- 3%
  • Thưởng cho lending hoặc borrowing- 40%

6. Lộ trình phát triển

Dự án đã công bố lộ trình phát triển trong năm 2022 tuy nhiên chưa thấy cập nhật trong năm 2023. 

7. Kết luận

BendDAO đã từng vướng vào lùm xùm “bank run” khi có quá nhiều NFT sắp bị thanh lý khiến giá sàn ETH giảm nghiêm trọng và người gửi ETH vào BendDAO lo sợ rồi rút ETH. Điều này khiến cho dự trữ của BendDAO bị cạn kiệt. Tuy nhiên, ngay lập tức BendDAO đã có động thái đưa ra đề xuất giải quyết khủng hoảng bằng cách thay đổi cơ chế giúp cho những người đi vay đã trả bớt nợ tránh nguy cơ thanh lý hàng loạt và khuyến khích người cho vay quay lại tiếp tục cung cấp thanh khoản.

Có thể thấy, cuộc chơi tài chính luôn đi kèm với những rủi ro. Điểm đáng ghi nhận của BendDAO là mô hình kinh doanh hay, thay đổi phù hợp theo tình hình thị trường, thu hút được dòng tiền lớn đổ vào và tạo ra hoạt động liên tục cho người dùng trên nền tảng. Trong làn sóng sắp tới, NFT-Fi hứa hẹn sẽ mở ra “mùa hè” như DeFi năm 2020 và chúng ta có thể kỳ vọng vào tiềm năng tăng trưởng của BendDAO khi dự án đang là một trong những nền tảng thu hút dòng tiền lớn và đón đầu sóng này.

8. Thông tin dự án

Đọc thêm

 

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

Elly Nguyen

Elly Nguyen

Builder at Bigcoin - Learning to share, sharing to learn

5 / 5 (6Bình chọn)