DAO là gì? Tại sao phải biết đến DAO trong crypto?

ByNghĩa Nguyễn28/08/2023

Vào đầu năm 2022, các dự án DAO phát triển rất mạnh mẽ trên thị trường crypto. Đây được xem là một bước tiến lớn cho cộng đồng DAO trên toàn thế giới. Vậy DAO là gì? Sức mạnh của cộng đồng có thể mạnh đến mức nào?

1. DAO là gì?

DAO (Decentralized Autonomous Organization) là Tổ Chức Tự Trị Phi Tập Trung, do cộng đồng lãnh đạo không có sự can thiệp từ tổ chức tập trung nào.

Tất cả các hoạt động của DAO hoàn toàn minh bạch thông qua các hợp đồng thông minh để đặt ra các quy tắc cơ bản và thực hiện các quyết định đã được thống nhất. Các đề xuất, bỏ phiếu và ngay cả mã code của các đề xuất đó cũng có thể được kiểm tra công khai.

Nói đơn giản, thì mô hình hoạt động của DAO sẽ không có một Giám đốc điều hành hay một ai đó đứng đầu để thao túng thông tin. Tất cả các đề xuất về hoạt động hay cập nhật đều được thông qua dựa trên sự bỏ phiếu (voting) của tất cả những người ở trong DAO.

Hiện nay, DAO được áp dụng trong khá nhiều lĩnh vực trong đó có thể kể đến là trong blockchain hay giao thức DeFi áp dụng quản trị on-chain, nhằm mục đích giúp người dùng có thể tham gia biểu quyết, xem xét các đề xuất và hiểu rõ được các hoạt động một cách dễ dàng, minh bạch.

2. Cách hoạt động của DAO

Vậy ta đa hiểu DAO là gì. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của nó có gì đặc biệt?

Các quy tắc của DAO được thiết lập bởi các thành viên cộng đồng thông qua việc sử dụng các hợp đồng thông minh.

Các hợp đồng thông minh này đặt ra khuôn khổ nền tảng mà DAO sẽ vận hành. Tất cả các quy tắc này đều dễ dàng tiếp cậncó thể xác minh cũng như kiểm tra công khai, bất kỳ thành viên nào cũng có thể hiểu đầy đủ về cách thức hoạt động của giao thức.

Các quy tắc và giao dịch tài chính của DAO được ghi lại trên một blockchain và hoàn toàn loại bỏ sự hiện diện của bên thứ ba trong một giao dịch tài chính. Đồng thời, DAO cũng đơn giản hóa các giao dịch đó thông qua các smart contract.

Sau khi các quy tắc này được chính thức ghi vào Blockchain thì bước tiếp theo là xoay quanh việc tài trợ: DAO cần tìm ra cách nhận tài trợcách trao quyền quản trị.

Điều này thường đạt được thông qua phát hành mã thông báo (token), theo đó giao thức bán token để gây quỹ và cung cấp kho bạc của DAO.

Đổi lại thì nhà đầu tư sẽ nhận được các loại tài sản: có thể là token/NFT và được trao một số quyền biểu quyết nhất định, thường thì sẽ tỷ lệ thuận với tỷ lệ token/NFT mà người đó nắm giữ. Sau khi tài trợ được hoàn thành, DAO đã sẵn sàng để triển khai.

Tại thời điểm này, một khi token được đưa vào blockchain (mainnet) thì tất cả các quy tắc không còn có thể được thay đổi bằng bất kỳ phương tiện nào khác ngoài sự đồng thuận đạt được thông qua biểu quyết của thành viên.

Nếu ai đó chỉnh sửa sẽ ngay lập tức bị phát hiện bởi vì các DAO đều mang minh bạch và công khai. Bạn có thể hiểu rằng DAO hoạt động giống như một công ty nhưng theo kiểu phi tập trung và không có tính phân cấp.

DAO là gì? Cách thức DAO hoạt động
DAO là gì? Cách thức DAO hoạt động

3. Các loại hình DAO trong Blockchain

Hiện nay trong blockchain thì có rất nhiều mô hình về DAO, tuy nhiên các loại hình DAO đó chủ yếu vẫn chỉ có 2 loại hình chính bao gồm: Token-based DAO và Share-based DAO.

3.1 Token-based DAO là gì?

Token-based có thể được hiểu là Token của DAO sẽ giữ vai trò cốt lõi đối với loại hình hoạt động này, đây cũng được xem là loại hình DAO phổ biến nhất trên thị trường.

Cụ thể, đối với các blockchain như Bitcoin hay Ethereum,... những miner chắc chắn phải đảm bảo được tính bảo mật của mạng lưới, đổi lại thì họ sẽ nhận được token làm phần thưởng.

Đối với các giao thức như Uniswap, SushiSwap, Marker DAO,... thì những người nắm giữ token sẽ có quyền biểu quyết cho bất kỳ những thay đổi, quyết định trong giao thức của DAO. Có một số kiểu hình DAO dựa trên Token-based DAO như:

  • Protocol DAO: Khi các token đóng vai trò là thước đo bỏ phiếu để thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong giao thức, cấu trúc quản trị như vậy đại diện cho các DAO của giao thức. Chẳng hạn, MakerDAO đã cách mạng hóa không gian DeFi với DAI stablecoin của mình.

    Hay là các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) như Uniswap, trao thưởng token quản trị gốc cho những người cung cấp thanh khoản. Các token có thể được sử dụng để bỏ phiếu cho các quyết định liên quan đến đề suất về tính quản trị của DEX.

  • Collector DAO: Các nghệ sĩ sử dụng mã thông báo không thể thay thế (NFT) để tạo tác phẩm nghệ thuật của nhà sưu tập, từ đó DAO sẽ sử dụng NFT để thiết lập quyền sở hữu tác phẩm nghệ thuật của họ, FlamingoDao là một ví dụ điển hình trong Collector DAO.

  • Grant DAOs: Cộng đồng đóng góp tiền vào nhóm trợ cấp và bỏ phiếu về các quyết định phân bổ và phân phối quỹ trong Grant DAO. Các dự án DeFi mới được tài trợ bằng cách sử dụng các DAO này.

Các loại hình DAO trong Blockchain
Các loại hình DAO trong Blockchain

3.2 Share-based DAO là gì

Share-based DAO có thể được hiểu theo nghĩa là một tổ chức hoạt động hướng đến một mục đích chung nào đó. Tại đây, những người tham gia sẽ dùng cổ phần của họ để biểu quyết.

Share-based DAO mặc dù khá giống Token-based DAO ở chỗ là sử dụng token để tham gia vào việc biểu quyết trong DAO, tuy nhiên đối với Share-based DAO thì thường các token này rất khó để tiếp cận và yêu cầu người tham gia đáp ứng một điều kiện nào đó.

Đối với Share-based DAO có ưu điểm là dễ quản lý và nguồn lực được tập trung, tuy nhiên lại khó để mở rộng.

Ví dụ: MolochDAO đây là một giao thức có chức năng cung cấp vốn cho các dự án trên Ethereum. Với MolochDAO, các thành viên tham gia sẽ phải hoàn thành một đề xuất từ phía giao thức để đánh giá xem liệu họ có đủ chuyên môn và cả nguồn vốn. Điều này giúp MolochDAO xem xét người tham gia có đủ điều kiện để tài trợ cho các dự án tiềm năng hay không.

Tương tự như MolockDAO thì còn có The Lao các thành viên sẽ nhận được tỉ lệ về quyền biểu quyết của mình dựa trên tỉ lệ góp vốn, từ đó tham gia vào các đề xuất của DAO cho việc có nên đầu tư vào các dự án hay không.

4. Ưu và nhược điểm của DAO 

4.1. Ưu điểm của DAO 

Dao đem lại nhiều quyền hơn cho các thành viên trong nhóm so với các mô hình hoạt động khác và đây sẽ là một số lợi ích của DAO:

  • Phân quyền: DAO đảm bảo tính công bằng trong các quyết định, có thể hiểu các quyết định hay đề xuất được thông qua đến từ sự biểu quyết chung của tập hợp những thành viên trong tổ chức nên điều này đảm bảo tính phân quyền cao hơn so với trong truyền thống.

    Thay vì dựa vào hành động của một cá nhân (Giám đốc điều hành) hoặc một nhóm nhỏ các cá nhân (Hội đồng quản trị), DAO có thể phân quyền cho một phạm vi người dùng lớn hơn rất nhiều.

  • Sự tham gia: tất cả các thành viên trong DAO đều có quyền biểu quyết dựa trên tỉ lệ số phiếu mà mình nắm giữ cho dù tỉ lệ đó thấp hay là cao. Điều này đảm bảo được sự tham gia của toàn bộ thành viên trong DAO.

  • Công khai: trong cuộc bỏ phiếu của DAO các phiếu bầu được thực hiện trên blockchain và có thể xem công khai. Điều này yêu cầu thành viên quyết định theo cách tốt nhất đối với mình, cũng như đảm bảo quyền lợi chung trong nhóm.

  • Cộng đồng: Khái niệm DAO khuyến khích mọi người từ khắp nơi trên thế giới liên kết với nhau để xây dựng một tầm nhìn chung. Chỉ với kết nối internet, chủ sở hữu token có thể tương tác với các thành viên khác ở bất cứ nơi nào, tạo nên cộng đồng lớn mạnh.

Ưu và nhược điểm của DAO
Ưu và nhược điểm của DAO

4.2. Nhược điểm của DAO 

Ngoài các ưu điểm mà DAO mang lại thì còn có các nhược điểm đi kèm như:

  • Tính pháp lý: Khung pháp lý dành cho DAO thật sự chưa rõ ràng. Nếu DAO không có tính thuyết phục về pháp lý sẽ tạo ra một rào cản lớn đối với việc áp dụng DAO, bởi người tham gia sẽ phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý.
  • Tốc độ: đối với DAO mọi người dùng đều có cơ hội bỏ phiếu, điều này đòi hỏi thời gian bỏ phiếu dài hơn để đảm bảo sự tham gia của toàn bộ thành viên. Điều này sẽ gây ra tình trạng trì hoãn đối với các quyết định quan trọng cần sự kịp thời.
  • Trì hoãn: bởi vì vấn đề tốc độ của DAO là khá chậm vì vậy tình trạng trì hoãn hoặc khả năng xử lý kịp thời của các DAO sẽ khó được thông qua ngay tức khắc. Vì vấn đề này nên có nhiều trường hợp gây tổn thất về tài sản trong kho bạc của DAO.
  • Quyền riêng tư: việc các DAO đều thông qua trên blockchain và đều minh bạch công khai nên điều đó cũng sẽ khiến cho những đối thủ của DAO đó hoặc hacker nắm bắt được các bước hoạt động tiếp theo của DAO từ đó có các cuộc tấn công vào DAO nhằm chuộc lợi.
  • Sự thâu tóm: khi các DAO lớn mạnh thì sẽ có các tổ chức hoặc thực thể lớn đủ khả năng thâu tóm toàn bộ thị phần của DAO tạo ra sự bất công đối toàn bộ thành viên trong các cuộc bỏ phiếu. Điều này có thể thấy rõ ở đợt a16z vote chống lại đề xuất về việc Uniswap triển khai trên mạng lưới Binance vào đầu tháng 2 năm 2023, với việc nắm giữ 15tr$ UNI chiếm phần lớn quyền biểu quyết của a16z đã khiến quyền biểu quyết bị thay đổi đột ngột.

5. Các dự án DAO điển hình trong Blockchain

Dưới đây sẽ là một số DAO điển hình trong blockchain mà bạn có thể tham khảo.

Landscape các DAO trong blockchain
Landscape các DAO trong blockchain

5.1 Ethereum

Ethereum là mạng lưới blockchain lớn nhất đứng sau bitcoin với hệ sinh thái rộng lớn, tương tự như Bitcoin thì các Miner đóng vai trò trong việc xác thực mạng lưới. Sau khi nâng cấp lên Etherum 2.0 với model Proof of Stake, nguyên lý hoạt động của mạng lưới vẫn không thay đổi khi các stakers sẽ là bên xác nhận giao dịch và đảm bảo bảo mật cho mạng lưới để đổi lại incentive.

Bên cạnh đó miner có quyền vote với những đề xuất phát triển của Ethereum (EIP), có thể nói tương lai phát triển của Ethereum phụ thuộc vào sự quyết định của các thành phần trong DAO.

5.2 MakerDAO

MakerDAO là một trong những dự án đầu tiên giải quyết vấn đề tận dụng vốn hiệu quả. Dự án cho phép người dùng gửi tài sản đang có để vay ra stablecoin làm việc khác. Cộng đồng MakerDAO tham gia vào việc quyết định và quản lý hệ thống.

5.3 Proof Of Humanity

Proof of Humanity là một hệ thống xác minh danh tính xã hội cho con người trên Ethereum. PoH kết hợp các mạng lưới tin cậy, các thử nghiệm và giải quyết tranh chấp để tạo ra một danh sách thành viên chống lại sybil.

5.4 BanklessDAO

BanklessDAO là một cộng đồng để điều phối và tuyên truyền bankless media (truyền thông bankless), văn hóa và giáo dục. Mục tiêu của Bankless Dao là thúc đẩy sự chấp nhận và nhận thức về các hệ thống tiền tệ bankless như Ethereum, DeFi và Bitcoin. Nó có thể đạt được mục tiêu thông qua sự tham gia tập thể của cộng đồng. BanklessDAO hình dung ra một thế giới nơi những người có kết nối internet có thể truy cập vào các công cụ cần thiết để đạt được sự độc lập về tài chính.

5.5 MolochDAO

MolochDAO là một dự án DAO tập trung vào việc hỗ trợ các dự án khởi nghiệp và phát triển trong lĩnh vực blockchain. Mục tiêu của DAO là tạo ra một cộng đồng tài trợ xã hội, nơi các thành viên có thể đóng góp vào quỹ chung và thực hiện quyết định về việc tài trợ các dự án mới.

5.6 Compound

Compound là một giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) trên Ethereum, cho phép người dùng gửi tiền điện tử và nhận lãi suất từ việc cho vay và vay mượn. Các quyết định và hoạt động của Compound được thực hiện thông qua DAO. Các thành viên của Compound là các holder token $COMP có quyền tham gia bỏ phiếu và đóng góp vào quản lý và phát triển của giao thức

5.7 GnosisDAO

GnosisDAO là một dự án DAO tập trung vào việc phát triển các công nghệ và ứng dụng blockchain. Với mục tiêu xây dựng một nền tảng dự đoán và thị trường dự đoán phi tập trung, GnosisDAO cung cấp các công cụ và giao thức cho các DAO khác nhau. Điểm đáng chú ý là GnosisDAO cho phép người dùng tham gia vào việc quyết định và phát triển của hệ thống.

5.8 Yield Guild Game

Yield Guild Game là một DAO hướng đến người chơi game, tập trung vào các trò chơi trong không gian blockchain. Đây cũng được xem là một cộng đồng đầu tư vào NFT và kết nối những người chơi game blockchain trên toàn thế giới. Mục tiêu là xây dựng mạng lưới người chơi và nhà đầu tư, những người giúp đỡ nhau để bắt đầu và phát triển trong không gian trò chơi NFT.

5.9 Merit Circle

Merit Circle là DAO ****nhằm kết nối giữa nhiều game riêng lẻ khác nhau để tạo thành một vũ trụ Metaverse. Merit Circle đạt được điều này thông qua nền tảng của mình, bằng cách tổ chức các chương trình học bổng và cơ hội tiếp cận, đồng thời cung cấp mạng lưới và chiến lược mà người chơi cần để trở thành một game thủ kiếm tiền hiệu quả trong metaverse.

5.10 Gitcoin

Gitcoin là nền tảng tiền thưởng mã nguồn mở hoạt động dựa trên blockchain để kết nối các dự án độc lập và nhà tài trợ, giúp các nhà phát triển mã nguồn mở nhận được thù lao cho những đóng góp từ sản phẩm của họ. Mục tiêu cuối cùng của Gitcoin là phát triển cộng đồng nguồn mở bằng cách làm cho các cơ chế được khuyến khích hoạt động tốt hơn.

6. Hướng dẫn tham gia vào Gitcoin

Gitcoin được xem là nền tảng cung cấp tiền thưởng cũng như nền tảng đóng góp (donate) cho các dự án mới dựa trên blockchain. Đối với người dùng thì để tham gia vào gitcoin sẽ cần có Gitcoin Passport và yêu cầu điểm phải từ 20 trở lên mới được tham gia.

Dưới đây mình sẽ hướng dẫn cách đang ký Passport của Gitcoin.

Bước 1: Truy cập Gitcoin Passport

Nền tảng passport của Gitcoin
Nền tảng passport của Gitcoin

Bước 2: Đăng nhập vào gitcoin bằng Metamask hoặc ví khác được nền tảng này hỗ trợ.

Bước 3: Sau khi liên kết ví thành công thì các bạn tiến hành kết nối các tài khoản mạng xã hội đồng thời hoàn thành các yêu cầu trong các mục bên dưới.

Mỗi mục sẽ có 1 yêu cầu riêng và số điểm của mục đó được tính cũng dựa trên từng điều kiện bên dưới.

Xác minh các điều kiện để tăng điểm gitcoin passport
Xác minh các điều kiện để tăng điểm gitcoin passport

Ví dụ:

Như mục GTC Staking thì yêu cầu bạn cần stake tối thiểu là 5 GTC, sau khi stake GTC trên nền tảng stake của Gitcoin. Thì bạn chỉ cần quay lại trang này và tiến hành Verify điều kiện này là hoàn thành.

Xác minh các điều kiện để nhận điểm Gitcoin Passport
Xác minh các điều kiện để nhận điểm Gitcoin Passport

Bước 5: Sau khi hoàn thành các điều kiện trên và đạt đủ tối thiểu 20 Score thì bạn đã có thể tham gia vào hệ sinh thái của Gitcoin như:

  • Donate cho các dự án ở mục Gitcoin Explorer.
  • Tham gia Vote cho các đề xuất của Gitcoin Dao.
  • Có thể sử dụng passport để nhận các đặc quyền tốt hơn từ các partner của dự án. Ví dụ như những người có gitcoin passport score trên 18 sẽ được quyền lợi vào main pool (pool thưởng lớn hơn dàng cho người dùng) của nền tảng CyberConnect.
Tham gia main pool của CyberConnect bằng Gitcoin Passport
Tham gia main pool của CyberConnect bằng Gitcoin Passport
Điều kiện tham gia donate trên Gitcoin
Điều kiện tham gia donate trên Gitcoin

Có thể xem Gitcoin Dao là nền tảng sử dụng cơ chế Share-based DAO trong các mô hình hoạt động chính của Dao hiện tại trên blockchain. Mỗi DAO sẽ có các cách thức hoạt động riêng để thu hút và tạo ra lợi ích cộng đồng của mình. Các bạn có thể tìm hiểu kĩ trước khi đưa ra quyết định tham gia vào các DAO.

6. FAQs

Q1: Triển vọng của DAO trong tương lai như thế nào?

Trong thời đại hiện nay, những vấn đề liên quan đến tham nhũng và lạm dụng quyền lợi của các tổ chức truyền thống đã khiến nhiều người lo lắng về tính minh bạch và công bằng trong xã hội. Các sự cố này thường gây ra những tổn thất lớn cho các doanh nghiệp và gây mất lòng tin từ phía cộng đồng.

Trong khi đó, lĩnh vực tiền điện tử đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và nhà đầu tư, với hy vọng tìm kiếm cơ hội sinh lời trong thị trường này. Sự ra đời của các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) đã mở ra cơ hội cho mọi người tham gia và đầu tư vào thị trường tiền điện tử một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Điều này giúp tăng cường tính minh bạch và công bằng trong việc quản lý tài sản và các hoạt động giao dịch trong cộng đồng tiền điện tử.

Q2: DAO có ứng dụng gì trong đời sống hiện nay không?

DAO có nhiều ứng dụng trong đời sống hiện nay. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của DAO:

  • Quản lý tài sản và tài chính: DAO có thể được sử dụng để quản lý tài sản và tài chính một cách minh bạch và công bằng. Các thành viên của cộng đồng có thể tham gia vào quyết định về việc sử dụng và phân phối tài sản, không cần phải thông qua sự trung gian truyền thống.

  • Quản lý dự án: DAO có thể được áp dụng để quản lý các dự án và hoạt động cộng đồng. Các thành viên có thể đóng góp ý kiến, đưa ra quyết định và theo dõi tiến độ của dự án một cách tự động và minh bạch.

  • Phiếu cổ phần phi tập trung: DAO cung cấp một cơ chế để phát hành và quản lý phiếu cổ phần phi tập trung. Điều này giúp tăng tính minh bạch và độ công bằng trong việc phân phối quyền lợi và lợi nhuận cho các thành viên của tổ chức.

  • Lập trình thông minh: DAO có thể sử dụng các hợp đồng thông minh để tự động hóa các quy trình quản lý và thực thi các quyết định của cộng đồng. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro của sự can thiệp con người và tăng tính minh bạch trong các hoạt động của tổ chức.

  • Tài trợ và phát triển dự án: DAO có thể được sử dụng để tài trợ và phát triển các dự án mới và sáng tạo. Cộng đồng có thể quyết định về việc phân bổ nguồn lực và vốn cho các dự án có tiềm năng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và mở rộng của các dự án đó.

7. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về DAO, định nghĩa DAO là gì và các hình thức DAO ở trên thị trường.

Mỗi DAO sẽ có các mô hình hoạt động riêng và tiềm năng kiếm được tiền riêng, vì vậy khi đầu tư vào các DAO các bạn cần tìm hiểu rõ hơn về các DAO đó cũng như mô hình hoạt động chính của DAO từ đó đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể tham gia vào nhóm Bigcoin Việt Nam để trao đổi và tìm kiếm cơ hội đầu tư trong thị trường Crypto này nhé.

Đọc thêm

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

Nghĩa Nguyễn

Nghĩa Nguyễn

Researcher and writer at Bigcoin Vietnam

5 / 5 (2Bình chọn)

Bài viết liên quan