Mux Protocol (MCB) là gì? Tổng quan về sàn giao dịch đòn bẩy phi tập trung

ByElly Nguyen09/09/2023
Ngay khi Arbitrum One ra mắt, Mux Protocol đã nhận được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư khi trở thành nền tảng leverage trading xuyên chuỗi. Mux Protocol có gì đặc biệt và điểm mạnh trong cơ chế tokenomics của dự án là gì?
Tìm hiểu về Mux Protocol
Tìm hiểu về Mux Protocol

1. Mux Protocol là gì?

Mux Protocol (tên cũ: MCDEX) là sàn giao dịch đòn bẩy phi tập trung được xây dựng trên nền tảng blockchain Ethereum và hỗ trợ bởi các blockchain khác như Arbitrum, BNB Chain, Avalanche và Fantom.

Mux Protocol cung cấp nhiều tùy chọn về đòn bẩy, cho phép người giao dịch tùy chỉnh chiến lược giao dịch của họ để đáp ứng nhu cầu cụ thể.

Mux Protocol là gì
Mux Protocol là gì?

Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của Mux Protocol:

  • Đa Chuỗi (Cross-Chain): Mux Protocol không chỉ hoạt động trên blockchain Ethereum mà còn hỗ trợ nhiều chain khác, giúp mở rộng khả năng sử dụng và thanh khoản trên giao thức.

  • Giao dịch đòn bẩy đa chuỗi phi tập trung: Giao thức cho phép người dùng thực hiện các giao dịch đòn bẩy trên nhiều mạng lưới khác nhau mà không cần phải dựa vào một bên thứ ba trung gian, tự quản lý tài sản của họ và giữ quyền kiểm soát hoàn toàn.

  • veMUX và MCB: Mux Protocol sử dụng mô hình veMUX và native token là MCB. VeMUX là một phiên bản nâng cấp của MCB có khả năng được khóa để nhận được veMUX (hoặc MUX). Điều này tạo ra một phần thưởng cho những người tham gia vào mạng lưới và giúp tạo ra thanh khoản cho giao dịch.

  • Phí Gas: Như với bất kỳ ứng dụng DeFi nào trên Ethereum, sử dụng Mux Protocol cũng liên quan đến phí gas. Tuy nhiên, giao thức này có thể được triển khai trên các blockchain khác nhau để giảm thiểu vấn đề này.

    Thành tựu của Mux Protocol
    Thành tựu của Mux Protocol

2. Sản phẩm

2.1. Leverage Trading (Giao dịch Đòn bẩy)

Mux Protocol cung cấp cho người dùng khả năng thực hiện giao dịch đòn bẩy phi tập trung trên nhiều chuỗi khác nhau như Ethereum, Arbitrum, BNB Chain, Avalanche và Fantom. Người dùng có thể sử dụng các tài sản số để thực hiện giao dịch đòn bẩy (lên tới 100x), tạo lợi nhuận từ biến động giá của tài sản mà họ không cần phải nắm giữ một lượng lớn tài sản thật.

Tính năng Trading của Mux Protocol
Tính năng Trading của Mux Protocol

Ngoài ra, nền tảng còn cung cấp tính năng Mux Leveraged Trading Aggregator, giúp người dùng kết nối với nhiều Liquidity Provider (LP) khác nhau để cung cấp tính thanh khoản. LP sẽ được thưởng bằng token MUXLP và MUX khi cung cấp thanh khoản.

2.2. Provide Liquidity (Cung cấp thanh khoản)

Mux Protocol khuyến khích người dùng cung cấp thanh khoản bằng cách cho phép họ tham gia vào các nhóm thanh khoản (liquidity pools) trên các chuỗi khác nhau. Bằng cách tham gia vào các nhóm thanh khoản này, người dùng có thể kiếm được phần thưởng từ giao dịch và lợi tức thanh khoản.

Tính năng Liquidity trên Mux Protocol
Tính năng Liquidity trên Mux Protocol

Nhà cung cấp thanh khoản sẽ cần phải mua MUXLP (LP token của Mux Protocol) để tham gia vào các nhóm thanh khoản. Lợi ích nhà cung cấp thanh khoản sẽ nhận được bao gồm:

  • Phí giao dịch: các LP sẽ được chia lợi nhuận từ phí giao dịch trong pool và phí swap
  • Yield Farming: các LP có thể stake token MUXLP và nhận được phần thưởng dưới dạng MUX token.

2.3. Locked-Staking

Mux Protocol cung cấp tính năng gửi khoá (locked-staking), cho phép người dùng khóa tài sản của họ trong hệ thống để nhận được veMUX (hoặc MUX). Điều này tạo ra một động lực cho người dùng tham gia vào mạng lưới và giúp cải thiện thanh khoản của Mux Protocol.

Tính năng Stake trên Mux Protocol
Tính năng Stake trên Mux Protocol

Cơ chế staking tại Mux Protocol hoạt động như sau:

  • Lock MCB/MUX: Người dùng stake MCB hoặc MUX sẽ nhận được token veMUX làm phần thưởng. Token được lock càng lâu thì phần thưởng càng cao.
  • Lock MUXLP: Người dùng stake MUXLP (token LP) sẽ nhận được phần thưởng là ETH và MUX (token quản trị của giao thức).
Cơ chế Locked-Staking trên Mux Protocol
Cơ chế Locked-Staking trên Mux Protocol
  • 1 MCB/MUX khóa 2 tuần = 0.009589 veMUX
  • 1 MCB/MUX khóa 1 tháng = 0.020548 veMUX
  • 1 MCB/MUX khóa 1 năm = 0.25 veMUX
  • 1 MCB/MUX khóa 4 năm = 1 veMUX

2.4. Redeem

Trường hợp các token on-chain không đủ số lượng dự trữ để giao dịch, tính năng Redeem cho phép người dùng có thể mua các token của giao thức MUX trên các mạng blockchain nhau, chẳng hạn như muxETH (Ethereum), muxBNB (Binance Smart Chain), muxFTM (Fantom), muxAVAX (Avalanche), hay muxUSD trên các sàn DEX.

Tính năng Redeem trên Mux Protocol
Tính năng Redeem trên Mux Protocol

Đồng thời, người dùng cũng có thể đổi lại các token này thành ETH, AVAX, FTM hoặc các stablecoin tương ứng.

2.5. Chương trình giới thiệu

Tính năng Giới thiệu trên Mux Protocol cho phép người dùng tạo mã code để mời bạn bè tham gia giao dịch trên Mux và nhận thưởng khi họ giao dịch.

Mời bạn bè tham gia Mux Protocol
Mời bạn bè tham gia Mux Protocol

Ngoài ra, người được giới thiệu cũng sẽ được giảm 5% phí giao dịch nếu dùng mã ref (referral code).

Giảm phí khi giao dịch qua mã mời
Giảm phí khi giao dịch qua mã mời

2.6. Phí giao dịch

Phí giao dịch trên nền tảng Mux Protocol được tính như sau: 0.3% phí cho mọi giao dịch trading, 0.25% cho LPs và 0.05% cho treasury.

3. Thành viên team

Hiện tại, đội ngũ thành viên team Mux Protocol vẫn đang ẩn danh và tiếp tục phát triển sản phẩm từ McDex đến MUX. Đây cũng là một dấu hiệu tích cực cho thấy đội ngũ dự án cam kết phát triển trong dài hạn.

4. Nhà đầu tư và đối tác

Trước khi đổi tên thành Mux Protocol, giao thức đã kêu gọi thành công 7 triệu USD trong vòng Venture Round.

Vòng gọi vốn này có sự tham gia của Multicoin Capital, Binance Labs, DeFiance Capital, NGC Ventures, D1 Ventures, Delphi Digital, Alliance DAO, Alameda Research (đã phá sản)… cùng nhiều các cá nhân khác như Robert Leshner (Robot Venture), Etienne (TRG Capital), Lei Mingda (DODO Founder).

Nhà đầu tư của Mux Protocol
Nhà đầu tư của Mux Protocol

Hiện tại, Mux Protocol cũng nhận được khoản grant trị giá 250K USD từ OP grants (phát hành bởi Optimism Foundation).

5. Tokenomics

Giao thức có 4 token chính bao gồm:

  • MCB
  • MUX
  • veMUX
  • MUXLP

5.1. Thông tin chung

  • Tên token: Mux Protocol
  • Ký hiệu: MCB
  • Blockchain: Ethereum
  • Token Contract: 0x4e352cf164e64adcbad318c3a1e222e9eba4ce42
  • Loại token: Utility
  • Tổng cung: 4,803,144 MCB

5.2. Tính năng token

  • MCB (Native token): token chính của Mux Protocol, được dùng để stake và giúp người dùng tạo ra phần thưởng.
  • MUX (Reward token): token không thể chuyển nhượng dùng để trả thưởng cho người dùng theo hai tùy chọn bao gồm staking MUX (nhận veMUX) hoặc đổi MUX thành MCB.
  • veMUX (Governance token): những người nắm giữ veMUX có quyền tham gia quản trị hệ thống như đề xuất, thay đổi.
  • MUXLP (LP token): token dành cho các nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider).

5.3. Phân bổ token

  • Thưởng cho người dùng: 50%
  • Foundation: 25%
  • Thành viên team: 22.8%
  • Nhà đầu tư từ sớm: 2.2%

5.4. Lịch trả token

Updating…

6. So sánh Mux với các nền tảng khác

So sánh Mux Protocol
So sánh Mux Protocol

So sánh về chi phí giao dịch của Mux với một số nền tảng khác nhau như GMX hay GNS thì ta thấy: phí giao dịch cho việc đóng/mở lệnh trên Mux chỉ mất 0.056% cùng với độ lệch giá đạt 0% giúp tối ưu chi phí cho người dùng. Đối với GMX người dùng sẽ phải trả 0.1% phí giao dịch cho vị thế mở/đóng lệnh và 0.08% đối với GNS.

MUX vừa nhận được khoản tài trợ từ Optimism cho phép nền tảng giảm 20% phí giao dịch và từ đó Mux trở thành nền tảng lý tưởng để giao dịch trên thị trường.

Hơn nữa, công cụ tổng hợp thanh khoản trên Mux cho phép người dùng có thể tăng đòn bẩy trên GMX lên tới 100x trong khi đó với tính năng “Liquidation Price Optimization” của Mux Protocol cho phép người dùng có mức giá thanh lý tốt hơn trên GMX.

7. Lộ trình phát triển

Hiện tại, đội ngũ Mux Protocol đang tập trung phát triền thêm tính năng mới của nền tảng để đáp ứng nhu cầu của nhà giao dịch thông qua các phiên bản nâng cấp theo lộ trình sau:

  • MUX Protocol V2: Kết hợp với GMX cung cấp đòn bẩy tới 100x
  • MUX Protocol V3: Khởi chạy tính năng tổng hợp thanh khoản xuyên chuỗi
  • MUX Protocol V4: Quản lý tích hợp các vị thế đặt lệnh cơ bản

8. Thông tin dự án

9. Kết luận

Mux Protocol là một trong những dự án đáng chú ý sau khi phát triển trên hệ sinh thái Arbitrum. Hiện tại, nền tảng đang quản lý hơn 14,6 tỷ USD khối lượng giao dịch với gần 17000 người dùng. Mux Protocol không ngừng nâng cấp tính năng và mở rộng hợp tác với các dự án cùng phân khúc nói riêng hoặc trong cùng lĩnh vực crypto nói chung. Trong tương lai, cần quan sát thêm các hoạt động mở rộng tệp người dùng và gia tăng tiện ích của nền tảng.

Đọc thêm:

Catalyst là gì? Tổng quan AMM xuyên chuỗi thế hệ mới

AIT Protocol là gì? Phân tích nền tảng Web3 trên LayerZero

Acala Network (ACA) là gì? Hướng dẫn kiếm tiền thông qua staking ACA

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

Elly Nguyen

Elly Nguyen

Builder at Bigcoin - Learning to share, sharing to learn

0 / 5 (0Bình chọn)

Bài viết liên quan