1. Suy thoái và những dấu hiệu?
1.1 Suy thoái là gì?
Suy thoái kinh tế là một tình trạng trong đó nền kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực giảm sút về mặt sản xuất và hoạt động kinh doanh.
Ở thời điểm hiện tại, nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ đang trải qua môi trường lãi suất cao trong 2 năm qua và điều này là một trong những lí do khiến cường quốc kinh tế này lại đang mang nhiều dấu hiệu của suy thoái kinh tế và gây lo sợ tột độ trên thị trường tài chính toàn cầu nói chung và Mỹ nói riêng.
1.2 Các dấu hiệu rủi ro về suy thoái kinh tế
Nhìn chung, một số dấu hiệu về rủi ro suy thoái kinh tế hiện đã xuất hiện nhiều hơn trong nền kinh tế Mỹ, trong đó có thể kể đến như dữ liệu việc làm, chỉ số GDP, lợi nhuận doanh nghiệp giảm sút….
Trong đó, lợi nhuận doanh nghiệp thường bị giảm sút và ảnh hưởng bởi chính môi trường lãi suất cao, môi trường khiến cho lãi suất vay chi trả của các doanh nghiệp lớn hơn so với căn bản.
Thời điểm hiện tại, thị trường vẫn đang chờ đợi đợt giảm lãi suất đầu tiên của FED sẽ diễn ra vào tháng 9.
Vào đầu tháng 8/2024 chúng ta vừa trải qua những chỉ báo việc làm vô cùng đáng báo động từ nền Bộ Lao Động Mỹ, điều này đã đẩy lo sợ về rủi ro suy thoái diễn ra bao trùm thị trường, trước đó FED đã tự tin nói rằng kinh tế Mỹ sẽ không vượt 4% tỉ lệ thất nghiệp cho đến năm 2025, và tháng 8 đã tăng vọt đến 4,3%
2. Những rủi ro nếu suy thoái kinh tế diễn ra?
2.1 Biến động giá mạnh mẽ
Nhìn chung, rủi ro từ suy thoái kinh tế Mỹ là một trong những rủi ro vô cùng lớn với toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Ở bối cảnh hiện tại, tiền điện tử vẫn là một kênh đầu tư chưa chiếm tỉ trọng quá lớn trên toàn cầu, sự biến động giá mạnh mẽ nếu xảy ra rủi ro là gần như chắc chắn.
Nhìn lại trong quá khứ, thị trường crypto đã lao dốc mạnh mẽ sau khi Nga chính thức tấn công vào Ukraine vào tháng 2.2022, từ thời điểm đó thị trường tiền điện tử cũng như chứng khoán đã liên tục giảm giá, đặc biệt là Bitcoin đã giảm từ 45,000$ về 15,000$ cùng sự phá sản của sàn giao dịch FTX vào cuối năm 2022.
Dù BTC được nhắc đến như một tài sản nhằm tránh lạm phát và được so sánh với vàng, nhưng nhìn lại về quá khứ gần nhất thì BTC vẫn là tài sản có mức độ biến động rất lớn, đặc biệt là với những sự kiện mang tính rủi ro cao như Covid-19 năm 2020 hay Chiến Tranh Nga-Ukraine 2022.
2.2 Thanh khoản thị trường giảm
Một trong những rủi ro khiến giá các loại tài sản lao dốc mạnh mẽ khi suy thoái diễn ra đến từ thanh khoản. Nhiều người sẽ cắt giảm đầu tư, chi tiêu của bản thân mình nhằm trú ẩn khiến những kênh đầu tư bị ảnh hưởng lớn đến tính thanh khoản và khối lượng giao dịch.
Nhìn chung, nếu suy thoái kinh tế thực sự diễn ra với cường quốc Hoa Kì nói chung và toàn thế giới nói riêng có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế.
Tuy vậy, đây lại là cơ hội cho tất cả mọi người chuẩn bị sẵn kế hoạch dành cho bản thân mình nhằm tích lũy thêm những tài sản giá trị với mức giá “chiết khấu” hơn khá nhiều.
Vậy chúng ta nên làm gì để đề phòng rủi ro? Đặc biệt với những NĐT trong thị trường tiền điện tử?
3. Chiến lược đề phòng trước rủi ro suy thoái kinh tế
3.1 Đa dạng hóa danh mục đầu tư:
Việc “bỏ toàn bộ trứng vào một rổ” là một trong những rủi ro của các nhà đầu tư, nhằm đề phòng trước rủi ro thị trường chung giảm giá, nhà đầu tư nên có những phân bổ danh mục đầu tư một cách hợp lý, phù hợp với khẩu vị rủi ro của cá nhân.
Đặc biệt, nên giảm tỉ trọng của các token low cap - những token có tính biến động cao và vốn hóa nhỏ thường gặp khó khăn lớn trong thị trường ảm đạm, thậm chí có những token giảm 10-20 lần chỉ trong thời gian ngắn.
Thêm nữa, việc nắm giữ những token có tính ổn định cao, có khả năng tăng trưởng trong dài hạn và đạt được mức tăng trưởng tốt trong thời gian qua cũng là một ưu điểm đáng chú ý, có thể kể đến như Solana, Bitcoin, ETH…
3.2 Nắm giữ Stablecoin
Việc tăng tỉ trọng nắm giữ stablecoin thường là cách tốt nhất để đề phòng rủi ro suy thoái kinh tế, bạn có thể sử dụng stablecoin tham gia vào các chương trình launchpool tại các sàn CEX, tham gia lending nhằm thu về lợi nhuận và APY tốt.
Ngoài ra, các stablecoin có thể bảo vệ giá trị tài sản của bạn trong thời kì khó khăn và luôn là chìa khóa để mở ra những cơ hội hấp dẫn, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường giảm giá sẽ thường xuyên có những cái tên bị định giá thấp.
3.3 Giữ vững niềm tin và đầu tư dài hạn
Toàn bộ nền kinh tế nhìn chung đều có những chu kỳ riêng, việc tăng giảm là điều tất yếu của mọi thứ. Đến nay nhân loại đã trải qua hàng loạt những rủi ro kinh tế, những thiên tai, những đợt suy thoái kinh tế khủng khiếp nhưng tất cả chỉ có một xu hướng tăng.
Việc chọn những tài sản an toàn giúp người dùng có thể gia tăng tài sản theo thời gian bất chấp những xu hướng khó khăn, nền kinh tế toàn cầu đã luôn phát triển và điều đó đã giúp nâng giá trị của toàn bộ những tài sản “giá trị”.
Dưới đây là biểu đồ S&P 500 - chỉ số trung bình 500 công ty có vốn hóa lớn nhất Hoa Kỳ.
3.4 Theo dõi sát sao các tin tức và xu hướng
Thị trường tài chính luôn là thị trường có mức độ thay đổi nhanh chóng, chúng ta hoàn toàn có thể thấy một bối cảnh khác hoàn toàn chỉ sau 1 tuần, việc theo dõi sát sao các xu hướng và tin tức là một lợi thế của mọi nhà đầu tư nhằm đưa ra những quyết định kịp thời.
4. Cơ hội tiềm năng trong giai đoạn khó khăn?
4.1 Mua vào khi giá thấp
Việc nền kinh tế rơi vào suy thoái sẽ đẩy hàng loạt tài sản giảm giá mạnh mẽ, trong đó chắc chắn sẽ có rất nhiều token, dự án bị định giá thấp và luôn còn cơ hội cho những người kiên định và ở lại.
Để sẵn sàng cho điều này, chúng ta cần có kế hoạch cụ thể và luôn sẵn sàng một lượng stablecoin để thực hiện chiến lược này.
Ngoài ra, những token đang có mức thể hiện tốt, mức độ phục hồi tốt so vói thị trường chung cũng là một ưu điểm như Solana
4.2 Đầu tư vào các dự án blockchain có tính bền vững
Một số dự án blockchain có tính bền vững bị định giá thấp cũng là một điều đáng chú ý, những dự án xây dựng sản phẩm thật, có người dùng thật và đang bị định giá thấp so với mặt bằng chung.
Đặc biệt, những cái tên đã tồn tại và phát triển sau những giai đoạn khủng hoảng là một điểm cộng cho tiêu chí này, điển hình có thể kể đến Ethereum…
4.3 Cơ hội săn Airdrop/Retroactive
Trong quá khứ với những đợt giảm giá, chúng ta đã có cơ hội tham gia săn Airdrop/Retroactive với chi phí tối ưu nhất với Gas rẻ, chi phí rẻ.
Những người dùng đã ở lại thị trường, trải qua giai đoạn khó khăn khi ETH dao động ở mức giá 1300-1600$ và sử dụng ETH tham gia săn Airdrop/Retroactive với zkSync, Starknet, Eigenlayer, Celestia…. đều có những thành quả ấn tượng cho riêng mình kèm lãi kép tăng giá từ ETH.
Trong một thị trường ảm đạm, tỉ lệ chọi của người dùng tham gia săn airdrop/retroactive cũng tốt hơn rất nhiều, điều này mở ra cơ hội lớn cho những người siêng năng và không từ bỏ.
5. Tổng kết
Khi đối mặt với rủi ro suy thoái kinh tế, việc chuẩn bị trước không chỉ giúp nhà đầu tư bảo vệ tài sản của mình mà còn tạo cơ hội để tận dụng những biến động thị trường một cách hiệu quả. Thị trường tiền điện tử với tính chất biến động cao có thể chịu ảnh hưởng lớn từ suy thoái. Do đó, các chiến lược đầu tư cần được thiết lập kỹ càng, nhằm đảm bảo không chỉ tồn tại mà còn phát triển trong thời kỳ khó khăn.
Trong thời kỳ suy thoái, sự bình tĩnh và kỷ luật là yếu tố then chốt giúp nhà đầu tư vượt qua khó khăn. Không nên bị dao động bởi những biến động ngắn hạn và tin tức tiêu cực. Thay vào đó, hãy dựa vào phân tích cụ thể và thông tin rõ ràng để đưa ra quyết định. Trên đây là những thông tin, những góc nhìn của chúng mình nhằm chuẩn bị cho những kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra, hãy theo dõi BigcoinVietnam và Theblock101 để có thêm nhiều thông tin thú vị nhé.
Đọc thêm: