1. Tokenized Collateral Network là gì?
Tokenized Collateral Network (TCN) là một ứng dụng, hỗ trợ chuyển đổi tài sản truyền thống thành tài sản kỹ thuật số hay nói cách khác là token hoá các loại RWA lên chuỗi để ứng dụng trong thị trường DeFi.
TCN cho phép các nhà đầu tư sử dụng tài sản của mình làm tài sản thế chấp và có thể chuyển quyền sở hữu tài sản thế chấp ứng dụng công nghệ blockchain mà không cần di chuyển tài sản đó.
Được phát triển trên Onyx Digital Assets của J.P Morgan, đây được xem là một trong những tín hiệu khá tích cực, thể hiện sự quan tâm của những thể chế tài chính lớn trong truyền thống với không gian DeFi.
Tokenized Collateral Network là gì?
2. J.P Morgan là ai?
J.P Morgan là một trong những thế lực vô cùng nổi tiếng trong giới tài chính và được xem là một trong những đế chế tài chính và ngân hàng lớn nhất ở Mỹ và trên toàn thế giới vào giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Có thể nói, thị trường tài chính truyền thống vốn được quản lý và kiểm soát bởi một số thể chế tài chính tập trung như J.P Morgan, Rothschild hay Rockefeller,…
Được phát triển và bắt đầu bởi John Pierpont Morgan, về sau gia tộc Morgan đã thâu tóm gần như hàng loạt các ngành công nghiệp như điện, thép, đường sắt,… và trở thành một trong những huyền thoại có tầm ảnh hưởng lớn nhất ở Mỹ.
Cho tới hiện tại, J.P Morgan vẫn đơn vị hàng đầu trong dịch vụ tài chính và là ngân hàng lớn nhất tại Hoa Kỳ với tổng tài sản quản lý lên tới 3.2 nghìn tỷ USD (theo dữ liệu thống kê tới quý 2 năm 2023).
Tập đoàn J.P Morgan là ai?
Mới gần đây, J.P Morgan đã cho ra mắt ứng dụng token hoá The Tokenized Collateral Network (TCN) dựa được xây dựng dựa trên blockchain nội bộ - Onyx của mình.
3. Onyx là gì?
Như đã đề cập bên trên, Onyx là blockchain nội bộ được phát triển bởi J.P Morgan, với mục tiêu trở thanh ngân hàng toàn cầu đầu tiên cung cấp ứng dụng dựa trên blockchain, giúp các giao dịch thanh toán bán buôn và cấp tổ chức thuận tiện hơn.
Onyx được ra đời nhằm hỗ trợ JPM Coin của J.P Morgan khi đồng coin này bắt đầu được rục rịch đưa vào sử dụng cho mục đích thương mại bởi một số công ty công nghệ lớn, làm phương tiện thanh toán cho các hoạt động.
Onyx - Blockchain nội bộ của J.P Morgan
4. The Tokenized Collateral Network (TCN) có gì đặc biệt?
Không giống như các nền tảng, ứng dụng blockchain hỗ trợ RWA nào khác, TCN là ứng dụng được phát triển bởi J.P Morgan - một gã khổng lồ trong giới tài chính, điều này có ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong việc thể hiện các tổ chức tài chính truyền thống lớn đã bắt đầu dành sự quan tâm tới không gian DeFi.
TCN cho phép các nhà đầu tư có thể bắt đầu sử dụng tài sản của mình đưa vào mã hoá trên blockchain, làm tài sản thế chấp để tối ưu hoá hiệu suất sử dụng vốn của các loại tài sản đó.
BlackRock chính là khách hàng đầu tiên hợp tác với TCN để chính thức thử nghiệm nền tảng.
Giao dịch đầu tiên liên quan đến việc mã hóa cổ phiếu của BlackRock trong Quỹ thị trường tiền tệ BlackRock và cầm cố chúng làm tài sản thế chấp với ngân hàng Barclays cho một hợp đồng phái sinh OTC. BlackRock cũng một tập đoàn quản lý đầu tư toàn cầu khổng lồ của Mỹ với tổng lượng tài sản quản lý đang lên tới 9.42 nghìn tỷ USD.
BlackRock và JP Morgan đã làm việc cùng nhau về vấn đề này trong hơn một năm.
TCN đã được âm thầm phát triển từ 2021 với thử nghiệm nội bộ đầu tiên được thực hiện vào tháng 5 năm 2022, với một số các khách hàng đang hợp tác với J.P. Morgan.
BlackRock là khách hàng đầu tiên của The Tokenized Collateral Network
5. TCN cung cấp những dịch vụ gì?
TCN cung cấp những dịch vụ gì?
- Hỗ trợ quản lý danh mục đầu tư: Với TCN, các nhà đầu tư có thể tiếp tục kiếm được lợi nhuận từ tài sản của mình trong khi sử dụng chúng làm tài sản thế chấp cho các khoản đầu tư mới. Việc này giúp biến những tài sản “bất động” đang có sẵn của những tổ chức tài chính lớn trong thị trường truyền thống có thể tối ưu hoá hiệu suất sử dụng vốn, gia tăng mức độ tiếp cận với những thị trường mới.
- Hỗ trợ quản lý rủi ro tín dụng và tài sản thế chấp: Nhà đầu tư có thể thông qua TCN, sử dụng tài sản tài chính của mình làm tài sản thế chấp, giúp loại bỏ các gánh nặng hoạt động và rủi ro khó thanh khoản.
- Hỗ trợ công nghệ, sản phẩm: TCN cho phép nhà đầu tư tận dụng nền tảng cấp doanh nghiệp dựa trên blockchain nhưng vẫn tích hợp được với cơ sở hạ tầng cũ của tài chính tuyền thống.
6. Tại sao TCN nên được sử dụng rộng rãi trong tương lai?
- TCN cung cấp các tính năng bổ sung cho các tài sản trước đây không có sẵn để sử dụng làm tài sản thế chấp.
- Tính minh bạch về quyền sở hữu tài sản thế chấp trong suốt vòng đời chuyển giao tài sản.
- Điều chỉnh tự động làm giảm quy trình xử lý thủ công, dựa vào công nghệ blockchain. Vì một trong những thách thức với tài sản thế chấp là việc chuyển quyền sở hữu tài sản cần có thời gian giải quyết. Ngược lại, bằng cách sử dụng blockchain và mã token, nhà đầu tư có thể giải quyết vấn đề này ngay lập tức.
- Tính di động của tài sản thế chấp được nâng cao giúp loại bỏ nhu cầu biến động của thị trường, từ đó giảm chi phí và thời gian thanh toán.
- Chuyển quyền sở hữu tài sản thế chấp theo thời gian thực.
- Khả năng sử dụng tài sản thế chấp được mã hóa trong các ứng dụng khác trong hệ sinh thái của Onyx sau này.
7. Kết luận
Trong tương lai, việc chuyển dịch và kết nối tài sản thực RWA vào không gian DeFi sẽ trở thành một nhu cầu không thể thiếu. Đây sẽ là một trong những mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp, tổ chức tài chính lớn trong truyền thống có thể tối ưu hoá hiệu suất sử dụng vốn trên các loại tài sản có sẵn thông qua thị trường tài chính phi tập trung.
Không chỉ J.P Morgan mà các ông lớn khác cũng bắt đầu phát triển các giải pháp tài sản thế chấp blockchain khác như Goldman Sachs, Citi, BNP Paribas, BNY Mellon, ING, Commerzbank, UBS và Credit Suisse.
Đây được xem là một tín hiệu khá tốt cho cả không gian DeFi và TradFi trong giai đoạn sắp tới của thị trường.