1. Mô hình Real Yield là gì?
Real Yield - Lợi nhuận thực, nhà đầu tư đến với DeFi vì mức lợi nhuận phân bổ cho họ nhiều và hấp dẫn hơn so với mô hình CeFi truyền thống. Trong đó Real Yield là loại lợi nhuận thu được từ việc tạo ra doanh thu “thực”, trái ngược với doanh thu có được từ việc phát hành token. Hiểu đơn giản hơn Real Yield là khi giao thức có nhiều doanh thu hơn, lợi nhuận thực trả cho nhà đầu tư sẽ nhiều hơn và ngược lại.
Do đó có thể nói rằng việc quyết định đầu tư vào một dự án có lợi nhuận thực sẽ trở thành đặt cược vào khả năng tích lũy người dùng mới và tự tạo ra doanh thu để trả thưởng cho người sử dụng của dự án đó.
Cũng giống như mã cổ phiếu của những công ty trong kinh doanh truyền thống, một dự án DeFi có thể hoạt động, thu hút người dùng ổn định đi kèm lợi tức dương cho những khoản đầu tư đáng để mắt và xem xét đến.
Vậy thì Real Yield có liên quan gì đến DeFi 2.0, Theo như định nghĩa của Binance Research thì DeFi 2.0 là sự nâng cấp của DeFi 1.0 về mặt thanh khoản, khả năng mở rộng, sự phi tập trung cũng như là bảo mật. Vì vậy Real Yield có thể được xem là 1 phần của DeFi 2.0 khi nó giải quyết được nhu cầu về tính thanh khoản đối với các loại token, ngoài ra nó đem đến các nguồn lợi nhuận thực khi chia lại nguồn lợi nhuận dành cho các token Holder. Không những vậy các mô hình tạo ra doanh thu của nền tảng cũng đến từ các hoạt động trading trên DEX không có sự rào cản về mặt pháp danh và hoàn toàn bảo mật đối với người dùng.
2. Các vấn đề Real Yield giải quyết
- Bảo mật: Hầu hết các dự án Real Yield được xây dựng trên các nền tảng layer 2 của Ethereum nên đều được thừa hưởng sự bảo mật của nền tảng này đồng thời hạn chế tối đa sự mất mát khi bị hack.
- Tốc độ: vì được xây dựng trên các Layer 2 nên tốc độ giao dịch đều được đẩy lên cao giúp cho người dùng thoải mai giao dịch và phản ứng kịp thời với biến động nhanh của thị trường.
- Phí gas: Layer 2 hiện nay như Arbitrum hay Optimistic đều có chi phí thấp khi giao dịch trên các giao thức này, không chỉ vậy các dự án Real Yield đều có các ưu đãi cho user khi cung cấp các giao dịch zero fee loại bỏ lo ngại chi phí cao so với các dự án DeFi 1.0
- Chia sẻ lợi nhuận: Các Holder sẽ như là các cổ đông nhận được các khoản lợi nhuận từ lợi nhuận của nền tảng giúp tăng doanh thu cũng như là tạo ra giá trị “thực” về loại tài sản mình nắm giữ. Ngoài ra, các LP token trên các nền tảng đều có thể được sử dụng như 1 loại token và các holder có thể sử dụng để gia tăng lợi nhuận trên những hệ sinh thái của dự án đó.
Những điều trên có thể thấy được mô hình Real Yield đang là một phần trong sự phát triển của DeFi nói chung cũng như là thời đại của DeFi 2.0
3. Các dự án Real Yield hiện nay
GMX
GMX là dapp hàng đầu của Arbitrum, hiện đang sở hữu khoảng 446.28m$ TVL (tại thời điểm viết bài). Dự án cung cấp nền tảng về Trading Perpetual, cung cấp đòn bẩy lên đến 30 lần đối với các cặp giao dịch tiền điện tử giao ngay như BTC, ETH, UNI, FRAX và DAI với độ trượt thấp.
GMX bao gồm hai token:
- GMX – token tiện ích và quản trị
- GLP – token nhà cung cấp thanh khoản.
Dự án chia sẻ cho những holder GMX 30% phí được tạo ra thông qua giao dịch hoán đổi và đòn bẩy, trong khi những người nắm giữ GLP nhận được 70% còn lại. Hơn nữa, những khoản phí này được thanh toán bằng ETH – trên mạng Arbitrum và AVAX trên mạng Avalanche.
Theo trang web của GMX, cả GMX và GLP đều đang kiếm được APR khoảng từ 12-17% trên Arbitrum. GMX có giới hạn nguồn cung ở mức 13,25m $GMX (mặc dù điều này có thể thay đổi với cuộc bỏ phiếu quản trị trong tương lai). Theo Coingecko thì đang có khoảng 8.1m $GMX đang được lưu hành hiện tại.
DyDx
Đây là sàn giao dịch phi tập trung lớn nhất và được sử dụng nhiều nhất, tạo ra hơn $321M doanh thu. Điều này đưa dự án vào Top 3 doanh thu của dApp theo bất kỳ giao thức nào.
DyDx hiện đang tập trung vào phần doanh thu này (hiện tại thì phần doanh thu này không được trả trực tiếp cho chủ sở hữu token), nhưng họ có kế hoạch thay đổi mô hình này trong phiên bản thứ tư, dự tính sẽ ra mắt vào cuối năm 2022.
Hiện tại cả GMX và DyDx đều đã tăng trưởng mạnh trong đợt vừa rồi và khó có thể đem lại lợi nhuận cao, tuy nhiên thì đây vẫn được xem là mảng tiềm năng trong thời gian tới đối với Defi và đặc biệt những dự án trên hệ Arbitrum khi mà thời gian ra mắt token trên hệ Arb đang rất cận kề. Dưới đây sẽ là 1 số dự án có thể theo dõi.
Metavault Trade (MVX): Tương tự mô hình của GMX và có thể xem là clone GMX trên hệ Polygon hiện tại dự án có marketcap tầm 3M$ với Valuation khoảng 19M$ có thể xem là tiềm năng tăng trưởng sắp tới khi có sự fomo đối với các dự án liên quan đến Real Yield. Tuy nhiên giá token đã tăng x2 so với hồi listing nên có thể quan sát rõ xu hướng tiếp theo trước khi đầu tư.
Dopex (DPX)
Khác với GMX thì Dopex cho phép user trading Options với các quyền chọn có sẵn. Hiện tại dự án chỉ hỗ trợ trên layer 2 arbitrum. ngoài ra, Dopex cũng support các nền tảng khác như Jones Dao để cho phép sử dụng các token của dự án tham gia vào staking và vault nhằm gia tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư. Hiện tại, DPX giá đã chia 2 từ tháng 9 vừa rồi và đang side way ở vùng 200$ có thể chờ đợi để xem xét đầu tư ở vùng giá này.
Đọc thêm