Mục lục bài viết [Ẩn]
1. Ý tưởng
Ve(3,3) là mô hình được phát minh bởi Andre Cronje, người được mệnh danh là "cha đẻ của làng DeFi", và Daniele Sestagalli - một nhà sáng lập các dự án crypto nổi tiếng.
Sự kết hợp của hai nhân vật này tạo ra một sức ảnh hưởng lớn trong làng DeFi và làm cho những dự án sử dụng mô hình Ve(3,3) của họ trở thành một tiềm năng thay đổi thế giới DeFi.
2. Tại sao Ve(3,3) ra đời?
Khi tham gia vào các dự án DeFi như Curve Finance, người dùng thường phải khóa tài sản của mình vào nền tảng để tham gia vào các giao dịch. Điều này khiến cho token của họ không thể lưu hành trên thị trường, dẫn đến việc token bị hạn chế và không thể thực hiện bất kỳ một hoạt động đầu tư nào khác.
Chính vì vậy, Ve(3,3) ra đời để giải quyết vấn đề thanh khoản trong DeFi. Cơ chế hoạt động của Ve(3,3) giúp tăng tính thanh khoản của các token được khóa trên DeFi, cho phép người dùng có thể tự do mua bán và giao dịch token của họ trên thị trường mà không bị giới hạn.
3. Ve(3,3) là gì?
Ve(3,3) là tên cơ chế hoạt động của một giao thức chứ không phải tên token, điều mà nhiều người hay lầm tưởng. Ve(3,3) là sự kết hợp của 2 cơ chế dưới đây.
Đây là cơ chế lock tài sản để giành quyền biểu quyết và phần thưởng, thời gian lock càng lâu thì quyền biểu quyết và phần thưởng càng tăng. Nhược điểm của cơ chế này là thanh khoản thấp. Mô hình này đã được Curve Finance áp dụng.
Ví dụ, đối với mô hình của Curve Finance, khi bạn lock token CRV thì sẽ nhận được veCRV. Thời gian lock CRV tối thiểu là 1 tuần và dài nhất là 4 năm, nếu thời gian lock càng lâu thì số veCRV nhận về càng nhiều. Những veCRV sẽ giúp bạn có thể tham gia vào quyền quản trị của giao thức, bỏ phiếu cho những thay đổi, được nhận phí giao dịch và boosting phần thưởng (tăng phần thưởng CRV token nếu bạn cung cấp thanh khoản).
Đây là cơ chế được phát minh bởi dự án Olumpus DAO nhằm khuyến khích người dùng stake OHM nhiều nhất có thể. Nhược điểm của cơ chế này đến từ lạm phát của phần thưởng token, khi càng nhiều OHM được tạo ra thì giá trị token càng giảm.
Mô hình (3,3) của Olympus DAO nằm trong Game Theory (lý thuyết trò chơi) được áp dụng vào giao thức, nó sẽ phân tích được hành vi và quyết định của người tham gia hoạt động trên nền tảng (staking, bonding, selling). (3,3) chỉ hành vi lý tưởng khi tất cả người dùng đều tham gia staking trên nền tảng và mọi người đều có lợi. Tuy nhiên, theo phân tích tâm lý Game Theory, không phải ai cũng có tâm lý và hành vi giống nhau bởi sự khác biệt về lợi ích, vì thế (3,3) chỉ được coi là điểm cân bằng tạm thời. Một lúc nào đó, điểm cân bằng này có thể sẽ bị phá vỡ. Cuối cùng, bài toán đặt ra ở đây chính là tìm ra điểm cân bằng cuối trong mô hình, nơi 2 bên đều đạt được lợi ích win-win.
Dựa vào mô hình 2 cơ chế trên thì Andre Cronje và Daniele Sestagalli đã có ý tưởng tạo ra Ve(3,3) với mục đích khuyến khích người dùng lock token vào pool và được hưởng lợi từ hoạt động đó.
4. Cơ chế Ve(3,3) sẽ có lợi gì?
Thảo luận thêm tại:
Email: Bigcoinvietnam@gmail.com
Cộng đồng Facebook: https://www.facebook.com/groups/2547437241936604
Telegram nhóm chat: https://t.me/bigcoinvietnam
Telegram news: https://t.me/Bigcoinnews
Twitter: https://twitter.com/BigcoinVietnam_
Kênh Youtube: https://youtube.com/@BigcoinVietnam
Mục lục bài viết [Ẩn]