1. Concrete là gì
Concrete là một appchain được xây dựng và thiết kế dành riêng cho các khoản nợ và tín dụng trên chuỗi, mang lại cho người dùng và các nhà đầu tư lợi suất cao, tránh được các rủi ro thanh lý và đưa ra các dự đoán về thị trường hiệu quả hơn. Có thể xem Concrete như một nền tảng tổng hợp lending đa chuỗi all-in-one, cho phép người dùng truy cập vào đa dạng các thị trường tiền tệ khác nhau chỉ trên ứng dụng của Concrete.
Sản phẩm của Concrete sẽ được xem như ứng dụng thứ ba, phát hành tín dụng cho các khoản vay sắp bị thanh lý trên các nền tảng lending/ borrowing khác nhau, tương tự nền tảng aggregator cho các ứng dụng lending.
Concrete là sản phẩm chính của Blueprint Finance - công ty chuyên xây dựng các giao thức và cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho việc thúc đẩy tài chính trên chuỗi (DeFi).
Concrete là gì?
2. Cơ chế hoạt động của Concrete
Concrete là một hệ thống modular phát hành tín dụng khi cần thiết, trước khi các khoản vay của người dùng trên các nền tảng DeFi bị thanh lý.
Người dùng có thể truy cập vào thị trường tiền tệ tên nhiều chuỗi thông qua ứng dụng Concrete để khám phá các khoản vay với tỷ lệ tốt nhất. Vì giải pháp chuỗi chéo (cross-chain) của Concrete sẽ được triển khai bằng cách sử dụng tính năng nhắn tin xuyên chuỗi của LayerZero nên lớp bảo vệ của Concrete có thể được kích hoạt trên các thị trường tiền tệ của các chuỗi khác nhau.
Sau khi khoản vay của người dùng trên Concrete được kích hoạt, người dùng có thể sử dụng tính năng bảo vệ thanh lý để bảo vệ các vị thế vay của mình.
Tại thời điểm ra mắt, Concrete sẽ hỗ trợ các nền tảng DeFi top đầu hiện tại, bao gồm AAVE, Compound Finance, Silo Finance, RDNT. Các chuỗi được hỗ trợ từ ngày đầu ra mắt bao gồm Arbitrum, Avax, Base, Berachain, và Optimism, các nền tảng L1/L2 khác sẽ được hỗ trợ sau đó như Ethereum, Blast, Sei, Kinto,…
Concrete không chỉ bảo vệ người đi vay khỏi bị thanh lý, ngăn chặn nợ xấu tích lũy trên thị trường tiền tệ và mang lại lợi suất cao hơn cho các nhà cung cấp tín dụng.
Dưới đây là mô hình hoạt động của Concrete
Cơ chế vay Borrow
- Bước 1: Người dùng có thể truy cập Concrete để xem danh sách các thị trường tiền tệ trên các chuỗi được hỗ trợ bởi Concrete.
- Bước 2: Khám phá và so sánh tỷ giá giữa các thị trường tiền tệ để đảm bảo có được giao dịch tốt nhất.
- Bước 3: Lựa chọn và vay trực tiếp trên Concrete, Concrete sẽ chi trả các khoản phí gas cho khoản vay.
- Bước 4: Theo dõi và quản lý tình trạng khoản vay trong trang danh mục đầu tư của Concrete từ nhiều người cho vay trên các chuỗi.
- Bước 5: Nhận được Concrete point khi thực hiện khoản vay trên nền tảng
Cơ chế bảo vệ khỏi thanh lý
Concrete bảo vệ người dùng khỏi việc thanh lý bằng cách sử dụng khung định lượng của nó để cung cấp khả năng bảo vệ vị thế hoàn toàn tự động.
Người dùng có thể sử dụng tính năng bảo hiểm “protection” của Concrete với một khoản phí nhỏ và khi vị thế của người dùng đạt đến ngưỡng thanh lý sẽ được bảo vệ bằng tín dụng có thời hạn cố định được cung cấp bởi Concrete. Việc sử dụng tính năng bảo vệ này cũng sẽ giúp người dùng kiếm được Concrete point.
Khoản bảo đảm sẽ được chia thành ba đợt, nghĩa là khoản vay có thể vượt quá ngưỡng thanh lý ba lần trước khi Concrete cuối cùng phải tịch thu khoản vay đó. Mỗi lần gửi tiền, người vay phải trả một khoản phí yêu cầu bồi thường.
Khi một vị thế được bảo vệ tối đa và vẫn hướng tới ngưỡng thanh lý, Concrete cuối cùng sẽ đóng vị thế đó ở trạng thái tốt. Thu hồi những gì còn nợ và trả lại toàn bộ tài sản còn lại cho người vay.
3. Tokenomics
Hiện tại Concrete vẫn chưa ra mắt token cũng như thông tin chi tiết về tokenomics. Chúng tôi sẽ cập nhật thêm khi có thông tin chính thức từ dự án.
4. Đội ngũ phát triển
Đội ngũ phát triển đứng sau Concrete là một nhóm bao gồm các thành viên có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển các ứng dụng xoay quanh DeFi cũng như từng tham gia nhiều mô hình tài chính trong thị trường tài chính truyền thống cũng như crypto trước đó.
Nền tảng về tài chính nói chung và DeFi nói riêng của nhóm đã được rèn luyện và mài giũa ở nhiều vị trí khác nhau trong các công ty và dự án trước đó, bao gồm: Point72 Ventures, Galaxy, Polkadot, Membrane Labs, Tala Mobile, NASA JPL, BoxGroup, UBS và Morgan Stanley,…
Trong đó, hai nhà phát triển và sáng lập chính của Concrete là Nic Roberts-Huntley và Dillion Liang. Thông tin chi tiết có thể theo dõi tại 2 tài khoản Twitter sau:
5. Nhà đầu tư và đối tác
Concrete mới chính thức ra mắt cộng đồng và các nền tảng mạng xã hội vào giữa tháng 2 vừa rồi. Nền tảng đã công bố huy động thành công 7.5 triệu USD, được dẫn đầu bởi Tribe Capital và Hashed cùng với sự giúp đỡ từ những ngày đầu tiên của Portal Ventures.
Bên cạnh đó, góp mặt trong vòng gọi vốn này còn có sự tham gia của các quỹ nổi tiếng khác trong web3 như Kyber, Hypersphere, LightShift, Avalanche, Hyperithm, SALT, Awesome People Ventures, Kronos Ventures, Veris Ventures,….
6. Lộ trình phát triển
Chỉ sau chưa tới nửa tháng ra mắt, Concrete đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên trong việc ra mắt sản phẩm với hơn 400 nghìn ví đăng ký subscribe.
Trong lộ trình phát triển sắp tới của Concrete - nền tảng sẽ tích hợp thêm nhiều dự án DeFi lớn khác nhau, bao gồm Hourglass, Synonym Finance, Morpho Labs, Frax Finance, Ion Protocol,…
7. Hệ sinh thái
Website: https://www.concrete.xyz/
Twitter: https://twitter.com/ConcreteXYZ
Mirror: https://mirror.xyz/concretexyz.eth
8. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về dự án Concrete- nền tảng tổng hợp các thị trường tiền tệ đa chuỗi, giúp bảo vệ người dùng khỏi tình trạng thanh lý khi sử dụng các khoản vay trên chuỗi. Mặc dù Concrete mới được ra mắt, nhưng dự án đã có những thành tựu đáng chú ý nhất định về số lượng người đăng ký trải nghiệm nền tảng cũng như chứng minh được khả năng tài chính với số tiền 7.5 triệu USD ở vòng gọi vốn mới nhất. DeFi vốn đã là xương sống của thị trường tài chính trên chuỗi, đặc biệt là các nền tảng lending/ borrowing, sự ra mắt của Concrete không chỉ mang lại lợi ích cho người đi vay (borrower) mà còn giúp các thị trường tiền tệ tránh được rủi ro nợ xấu. Nền tảng đang triển khai chương trình tích point cho các hoạt động trải nghiệm nền tảng. Đây rất có thể là một trong những dấu hiệu tiềm năng về chương trình airdrop cho những người ủng hộ sớm.
Hy vọng bài viết trên cung cấp những thông tin hữu ích cho người dùng về dự án. Nội dung chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư cần tự DYOR và đưa ra những đánh giá riêng của mình trước khi quyết định đầu tư bất kỳ dự án nào.