Cầu nối NFT xuyên chuỗi là gì? Sự khác nhau giữa cross-chain bridge và LayerZero

ByVitNhoNho26/04/2023
Cross-chain bridge và LayerZero là hai loại giao thức khác nhau được sử dụng để thực hiện việc chuyển tài sản giữa các chuỗi khác nhau. Mặc dù cả hai giao thức đều có chức năng tương tự nhau, tuy nhiên chúng có những điểm khác biệt cơ bản về cơ chế hoạt động và tính an toàn cho người dùng.
Bridge NFTs là gì?
Bridge NFTs là gì?

Sức nóng của NFT những năm trở lại đây đã trở thành một trong những chủ đề nổi bật nhất về ứng dụng của blockchain và được xem như là một trong những mảnh đất màu mỡ trong những năm sắp tới. Sự ra đời của vô số các dự án NFT liên quan đến games, collectibles, sports hay những brands nổi tiếng đã phần nào chứng minh được tiềm năng phát triển trong tương lai của NFT.

Hiện nay, có rất nhiều chuỗi khối và tiền điện tử sử dụng các công nghệ chuỗi khối khác nhau, bao gồm Bitcoin, Ethereum, Avalanche, Polygon, Solana và Arbitrum,… Tuy nhiên, các NFT hiện nay hầu hết đang được xây dựng và phát triển trên một môi trường khép kín và riêng biệt của từng chuỗi khác nhau, dẫn đến vấn đề khó khăn trong việc giao tiếp và tương tác giữa các NFT này trên từng chuỗi. Việc kích hoạt khả năng tương tác và trao đổi trên các chuỗi khối khác nhau đang đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn để giúp các dự án có thể dễ dàng mở rộng.

1. Cầu nối NFT xuyên chuỗi là gì?

Cầu nối NFT được xem là một công cụ cho phép người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi NFT của mình giữa các mạng lưới chuỗi khối khác nhau.

Thường thì mỗi blockchain sẽ có một môi trường phát triển và ngôn ngữ lập trình tương thích khác nhau. Chính vì vậy, với mỗi dự án muốn xây dựng và phát triển trên cơ sở hạ tầng của bất kì chuỗi nào sẽ cần phải sử dụng bộ công cụ và đảm bảo sự tương thích về mặt công nghệ trên mỗi chuỗi khối đó. Điều này đã tạo ra giới hạn phát triển và sự phân mảnh thanh khoản của các dự án.

Chính vì vậy, cầu nối xuyên chuỗi (cross-chain bridge) được ra đời như một giải pháp giải quyết vấn đề tương tác và chuyển đổi các NFT này giữa các mạng lưới chuỗi khối khác nhau.

2. Một số cầu nối NFT xuyên chuỗi nổi bật

2.1. Portal Token Bridge (Wormhole)

Portal Token Bridge là một cầu nối xuyên chuỗi được xây dựng và phát triển bởi giao thức Wormhole, cho phép người dùng có thể chuyển các loại tài sản bao gồm token và NFTs giữa các chuỗi khác nhau.

Hiện tại, cầu nối này đang hỗ trợ 22 chuỗi khối khác nhau: Acala, Algorand, Aptos, Arbitrum, Aurora, Avalanche, Binance Smart Chain, Celo, Ethereum, Fantom, Injective, Karura, Klaytn, Moonbeam, Near, Oasis, Polygon, Terra and Terra Classic, XPLA.

Website: https://www.portalbridge.com/#/transfer

Portal Token Bridge (Wormhole)

Portal Token Bridge (Wormhole)

2.2. zkBridge (Polyhedra Network)

zkBridge là một cầu nối chuỗi chéo được phát triển bởi Polyhedra Network. Để đạt được chuyển giao NFT chuỗi chéo, zkBridge sử dụng công nghệ bằng chứng không kiến thức (ZKP), giao diện SendAPI và ReceiveAPI cũng như mạng chuyển tiếp tiêu đề khối.

Polyhedra Network là một dự án nền tảng cơ sở hạ tầng cho Web3 tập trung mở rộng khả năng tương tác và quyền riêng tư trong không gian Web3 dựa trên công nghệ Zero-knowledge proof. Được đầu tư bởi Binance Labs, zkBridge đã trải qua hơn 6 tháng thử nghiệm Testnet và hiện tại đã chính thức hoạt động trên Mainnet và hỗ trợ cho 10 chuỗi khác nhau, bao gồm Ethereum, Binance Smart Chain, Arbitrum, Polygon, Avalanche, Optimism, Fantom, Moonbeam, Metis, và Gnosis.

Website: https://zkbridge.com/

Website zkBridge
Website zkBridge

2.3. Cross-chain Bridge

Cross-chain Bridge là một cầu nối chuỗi chéo với hơn 4M$ TVL, cho phép người dùng có thể như dụng như một công cụ để chuyển NFTs của mình giữa một số chuỗi khối.

Hiện tại cross-chain bridge đang hỗ trợ 6 mạng lưới: Binance Smart Chain, Ethereum, Avalanche, Fantom, Polygon và Autobahn.

Website: https://www.crosschainbridge.org/

Cross-chain Bridge
Cross-chain Bridge

3. Sự khác nhau giữa cross-chain bridge và LayerZero là gì?

Cross-chain bridgeLayerZero là hai loại giao thức khác nhau được sử dụng để thực hiện việc chuyển tài sản giữa các chuỗi khác nhau. Mặc dù cả hai giao thức đều có chức năng tương tự nhau, tuy nhiên chúng có những điểm khác biệt cơ bản về cơ chế hoạt động và tính an toàn cho người dùng.

Các cầu nối xuyên chuỗi sử dụng cơ chế lock and mint. Khi người dùng muốn chuyển 1 tài sản từ chuỗi A sang chuỗi B. Tài sản đó sẽ được lock tại bridge và đồng thời mint 1 tài sản wrap tương tự trên chuỗi đích. Khi người dùng muốn chuyển tài sản ngược lại chuỗi A thì tài sản wrap đó sẽ được burn đi. Chính vì vậy, cầu nối cũng là nơi lưu trữ một lượng lớn các loại tài sản, dẫn đến việc trở thành điểm chú ý đặc biệt của các vụ hack và tấn công.

Còn với giao thức LayerZero, thay vì sử dụng cơ chế lock and mint. Khi một tài sản được chuyển giao từ chuỗi này sang chuỗi kia, tài sản ở chuỗi gốc sẽ được burn đi và tạo ra một tài sản native ở chuỗi mới. Điều này có nghĩa là tài sản trên mỗi chuỗi sẽ luôn được đảm bảo là tài sản gốc và không phải lưu trữ trên bất kì cầu nối nào, đảm bảo tính thanh khoản và sự an toàn cho các loại tài sản của người dùng.

Đọc thêm

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

VitNhoNho

VitNhoNho

Một người yêu thích crypto, liên tục học hỏi, tìm hiểu những nội dung mới nhất trên thị trường

5 / 5 (2Bình chọn)

Bài viết liên quan