1. Tổng vốn hóa thị trường stablecoin
Tổng vốn hóa stablecoin tính tới ngày 22/11/2023 là 128.02 tỷ USD. Trong đó USDT chiếm tới 69.32% thị phần gần 88.756 tỷ USD, vị trí thứ 2 lần lượt là USDC và DAI.
2. Mô hình stablecoin cũ được back bởi fiat (tiền pháp định)
Chúng ta có 2 ông lớn là USDC và USDT. Thị trường đã thực sự bùng nổ khi có các thông tin từ các ông lớn phố Wall đệ đơn Bitcoin ETF. Đây là một hành động chứng tỏ rằng phố Wall vẫn luôn quan tâm đến crypto, họ đã và sẽ đặt chân sâu hơn nữa vào thị trường này. Đương nhiên, stablecoin là một trong những cánh cổng để giúp các nhà đầu tư phố Wall tiến vào thị trường này. Từ đầu năm đến nay vốn hóa USDT đã liên tục tăng trưởng, nhưng ở chiều ngược lại chúng ta thấy USDC đã có phần chững lại.
USDT và USDC đã mở ra một thị trường lớn cho những nhà đầu tư, giúp họ có thể phân bổ danh mục đầu tư và tái cân bằng danh mục đầu tư của mình. Thay vì toàn bộ tiền gửi lên blockchain được dùng để đầu tư coin/token, nhà đầu tư có gửi nắm giữ stablecoin, staking và nhận lợi nhuận. Trong trường hợp cần lợi nhuận từ coin/token có thể tái cân bằng với % stablecoin muốn nắm giữ. Từ đó, tạo ra một chiến lược đầu tư bền vững.
Về phía 2 ông lớn này, việc thu lợi nhuận đến từ 2 nguồn chính. Nhà đầu tư có thông qua Tether USD hay Circle để mint các stablecoin bằng việc thế chấp tiền pháp định. Khi nhà đầu tư quy đổi stablecoi về lại fiat, họ sẽ phải trả một khoảng phí giao dịch. Và đó là doanh thu của các công ty phát hành stablecoin. Ngoài ra, các công ty stablecoin còn dùng doanh thu để có thể mua lại trái phiếu chính chủ để kiếm thêm lợi nhuận.
Về người dùng, stablecoin vẫn luôn là những cặp giao dịch với nhu cầu lớn. Người dùng có ngoài việc sử dụng stablecoin để staking, lending, còn có thể thêm thanh khoản với nhiều loại token khác nhau để kiếm thêm lợi nhuận.
Nhìn chung, thị trường stablecoin hiện tại đã ổn định và được dẫn đầu bởi 2 ông lớn là USDT và USDC. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy mỗi khi các ông lớn như USDT, USDC đến với một hệ sinh thái nào đó đều mang theo dòng tiền dồi dào từ hệ sinh thái của họ. Giúp phát triển các hệ sinh thái mới. Sẽ rất khó để có thể một đồng stablecoin được back bởi fiat làm lung lay vị trí của 2 đồng này trên thị trường.
3. Mô hình stablecoin từ LST
Làn sóng LSD-Fi đã phủ lên thị trường kể từ sau khi cập nhật The Megre diễn ra trên Ethereum. Việc tận dụng nguồn Yield từ ETH đã mở rộng rất nhiều. Nhiều giao thức CDP mới cho phép người nắm giữ các tài sản LST được phép tham gia mint ra các loại stablecoin khác nhau, từ đó tạo thêm lợi nhuận cho holder ETH.
Hai dự án đáng chú ý đó là: Lybra Finance, Prisma Finance. Lybra và Prisma chứng kiến mức tăng TVL lớn trong 30 ngày lần lượt là 25% và 375% (dữ liệu vào ngày 22/11/2023 trên Defillama).
- Lybra Finance cho phép thế chấp 4 loại LST là: stETH, wstETH, WBETH, rETH. Sau khi thế chấp người dùng có thể vay ra stablecoin eUSD.
- Prisma Finance cho phép thế 4 loại LST như sau: wstETH, rETH, cbETH, sfrxETH. Sau khi thế chấp có thể vay ra stablecoin mkUSD.
Điểm đặc biệt của stablecoin eUSD, mkUSD so với các stablecoin được back bởi tiền pháp định như USDC, USDT đó chính là bài toán tối ưu hóa lợi nhuận. Thay vì cần 1 dòng tiền mới từ bên ngoài đổ vào thị trường thì các stablecoin back bởi LST lấy sẵn vốn hóa từ Ethereum. Điều này giúp cho những người nắm giữ Ethereum có thể tạo ra thêm lợi nhuận từ việc nắm giữ Ether.
eUSD, mkUSD còn có 1 hệ sinh thái hỗ trợ nhằm giúp cho các stablecoin này tạo ra thêm lợi nhuận, utility cho người nắm giữ.
Hiện nay, TVL thị trường LSD-Fi đang là 11.7M ETH ~ 23.4B$. Trong đó 5 nền tảng lớn nhất là Lido, Binance, Coinbase, Rocket Pool và Frax Ether đã chiếm tới 96.83% thị phần LST tức khoảng 22.64B$.
Về mặt lý thuyết đây là market size của thị trường stablecoin được back bởi LST. Chúng ta sẽ còn chứng kiến market size thị trường lớn hơn nữa khi Ether càng ngày càng phát triển là lĩnh vực LSD-Fi càng lúc càng phát triển hơn, không chỉ ở hệ sinh thái Ether mà còn là ở nhiều hệ sinh thái lớn khác.
4. Stablecoin ColorTrace
ColorTrace hay Color Fungible Asset là một khái niệm hoàn toàn mới được ra mắt bởi LayerZero. Hiện nay, dự án đầu tiên áp dụng công nghệ ColorTrace là USDV Money với đồng stablecoin USDV là Color Fungible Asset. Tóm tắt cơ chế hoạt động của USDV như sau, mỗi đơn vị đúc USDV sẽ được gắn với 1 màu và 1 số series riêng biệt nhằm phân biệt.
Cách thu phí của USDV tương USDC hay USDT, người dùng khi redeem tiền trở về lại tài sản thế chấp sẽ mất 1 khoản phí. Từ việc nhận diện USDV được đúc bởi đơn vị nào mà việc chia sẻ lợi nhuận sẽ phân bổ công bằng đến các đơn vị đã đúc ra stablecoin USDV. Nếu bạn muốn hiểu sâu hơn về USDV có thể đọc tại đây.
USDV đã thay đổi hoàn toàn cơ chế chia sẻ lợi nhuận trước đây của USDT, USDC,…Điều này thúc đẩy sự phát triển stablecoin phi tập trung hơn và tận dụng được sức mạnh của cộng đồng nhiều hơn, thúc đẩy sự phát triển cho stablecoin USDV. Một tiềm năng lớn hơn mà USDV có chính là USDV cho phép các đơn vị lớn token hóa những tài sản thế giới thực (RWA), sau đó dùng làm tài sản thế chấp để đúc ra stablecoin USDV.
Để có thể thực sự thu hút các tổ chức hay các người dùng đúc và nắm giữ USDV. Stablecoin này đã và đang tạo ra 1 hệ sinh thái các dự án xếp chồng, cho phép sử dụng USDV làm tài sản thế chấp trong nhiều hoạt động khác nhau.
5. Tổng kết
Đây là 3 mô hình stablecoin mà mình nghĩ rằng trong tương lai sẽ phát triển mạnh. Nhưng để mà nói đồng stablecoin nào sẽ dẫn đầu trong nhóm này thì mình vẫn cho rằng khó có đối thủ nào có thể đánh bại USDT, USDC. Các stablecoin back bởi LST vẫn còn có nhiều điểm hạn chế và rủi ro thanh lý. Còn với các stablecoin được đúc qua giao thức ColorTrace thì vẫn hạn chế trong các hệ sinh thái.
Stablecoin đóng vai trò như một cửa ngõ thứ 2 để các nhà đầu tư lớn hay các nhà đầu tư nhỏ tham gia vào thị trường. Vậy nên việc theo dõi tiến trình phát triển và vốn hóa stablecoin cũng chính là theo dõi dòng tiền trên thị trường.
Đọc thêm: