Restaking là gì? Mảnh ghép sẽ sớm bùng nổ tại Ethereum?

ByVinz Nguyen27/01/2024
Restaking là một trong những mảnh ghép sôi động trong thời gian qua khi liên tục có những cái tên mới góp mặt. Vậy Restaking là gì? Đây có phải là mảnh ghép quan trọng sẽ sớm bùng nổ tại Ethereum?
Restaking là gì? Mảnh ghép sẽ sớm bùng nổ tại Ethereum
Restaking là gì? Mảnh ghép sẽ sớm bùng nổ tại Ethereum

1. Restaking là gì?

Từ khi Ethereum chuyển mình từ Proof-of-Work sang Proof-of-Stake, lượng ETH được stake đã tăng vọt lên, phản ánh niềm tin mạnh mẽ của cộng đồng vào ETH và cũng giúp gia tăng tính phi tập trung và bảo mật cho mạng lưới Ethereum.

Nhận thấy điều này, EigenLayer đã đưa ra ý tưởng Restaking - một cách để tận dụng sức mạnh bảo mật của Ethereum để hỗ trợ các mạng lưới nhỏ hơn.

EigenLayer cho phép người dùng tiếp tục Stake ETH hoặc Liquid Staking Tokens (LST) để nhận thêm phần thưởng.

Chẳng hạn, người dùng đã stake ETH của họ tại các giao thức Liquid Staking như Lido có thể tiếp tục restake stETH tại EigenLayer. Điều này giúp Restakers đóng góp vào bảo mật cho các mạng lưới nhỏ được xây dựng trên EigenLayer.

Những mạng lưới nhỏ này được gọi là Actively Validated Services (AVSs). Khi người dùng restake ETH, họ đang bảo vệ AVSs và giúp các AVSs thừa hưởng bảo mật từ Ethereum.

Đối với đóng góp của họ, Restakers nhận được phần thưởng từ khoản phí mà các AVSs phải trả.

Mô hình này mang lại những lợi ích cụ thể như sau:

  • Tối Ưu hóa Vốn: Stakers có động lực mạnh hơn để stake ETH, hưởng lợi nhuận cao hơn.
  • Bảo Mật: Tăng cường bảo mật cho nhiều mạng lưới, đồng thời giảm chi phí vận hành đáng kể.
lượng eth staked tăng vọt từ năm 2021 với 2 triệu ETH lên đến 35 triệu ETH ở thời điểm hiện tại
Lượng ETH Staked tăng vọt từ năm 2021 với 2 triệu ETH lên đến hơn 35 triệu ETH ở thời điểm hiện tại (Source: Glassnode)

2. Các loại Restaking chính

2.1 Native Restaking

Native Restaking là khi các Node Validators restaked trực tiếp ETH của họ vào pool Beacon Chain tại EigenLayer.

Native Restaking có ưu điểm quan trọng là không bị giới hạn số tiền và thời gian nạp vào EigenLayer, pool Beacon Chain tại EigenLayer là luôn mở chứ không đóng khi đạt giới hạn như các LST khác.

Mặc dù vậy, Native Restaking yêu cầu một số tiền tối thiểu là 32 ETH để tạo một EigenPod và gửi vào Beacon Chain, đây cũng là một giới hạn đối với các nhà đầu tư cá nhân.

2.1 Liquid Restaking

Liquid Restaking - người dùng restaking Liquid Staking Token của họ vào trực tiếp trên các Pool tại EigenLayer.

Người dùng sẽ sử dụng LST của họ để gửi trực tiếp vào các Pool trên EigenLayer khi pool được mở, đợt mở lại Pool tại EigenLayer để người dùng có thể sử dụng LSTs restaking tại đây sẽ diễn ra từ ngày 05/02/2024

Với Liquid Restaking, đây là sản phẩm có lợi thế lớn và phù hợp với người dùng phổ thông.

Họ có thể Restaked các LSTs của mình mà không cần biết quá nhiều về công nghệ và vận hành Node như Native Restaking.

2.3 Liquid Restaking Protocol

Nhận thấy điểm yếu của Restaking tại EigenLayer khi không thể giải phóng thanh khoản cho các LSTs được, các giao thức Liquid Restaking Protocol được ra đời.

Hiểu một cách đơn giản, các Liquid Restaking Protocol này cũng cung cấp một LRT (Liquid Restaking Token) cho người dùng stake LST của họ vào giao thức.

Các LRT này sẽ tiếp tục có thể tham gia các hoạt động Defi như Farming, Lending… mà vẫn nhận được EigenLayer Points và cơ hội airdrop từ các giao thức.

Một số cái tên nổi bật ở mảng này có thể kể đến như: Kelp DAO, Ether.fi, Renzo Protocol, Puffer Finance…..

Trong đó hiện tại đang có Ether.fi và Renzo Protocol là những giao thức Native Liquid Restaking, vì vậy người dùng chỉ có thể nạp vào ETH để mint ra các LRT, ưu điểm là luôn nhận dược EigenLayer Points bất kể EigenLayer đang mở hay đóng pool.

Ưu điểm của các giao thức Liquid Restaking Protocol là vô cùng lớn, thậm chí là mang lại nhiều lợi nhuận hơn các giao thức LSD (ở thời điểm hiện tại).

Với Liquid Restaking Protocol, người dùng có thể dễ dàng tối ưu hóa lợi nhuận ETH của mình, giải phóng thanh khoản cho các LSTs mà vẫn nhận được EigenLayer Points, một lượng điểm quan trọng có nhiều lợi ích trong tương lai - gần đây nhất là đợt airdrop của AltLayer cho các Restakers.

Giải pháp Ưu điểm Nhược điểm
Native Restaking Không bị giới hạn về việc đóng, mở pool của EigenLayer Yêu cầu am hiểu về phần cứng, phần mềm và quản lý Node.
Vốn tối thiểu khá lớn
Liquid Restaking Dễ dàng hơn với những người dùng phổ thông, không yêu cầu vốn tối thiểu Thường phải “đua” gas và trả một khoản phí gas cao hơn
Liquid Restaking Protocol Mở khóa thanh khoản cho các LSTs mà vẫn kiếm được EigenLayer Points
Sử dụng các LSTSs tham gia Defi như Lending, Farming…
Không yêu cầu vốn tối thiểu
Rủi ro về bảo mật của các giao thức trung gian

3. Sự bùng nổ của các giao thức Liquid Restaking

Với lượng thanh khoản “màu mỡ” có sẵn từ Ethereum, các nhà phát triển đã nhận thấy tiềm năng của Liquid Restaking Protocol và mảnh ghép này đã liên tục xuất hiện những cái tên mới, trong đó có những dự án chất lượng và mang nhiều tiềm năng to lớn có thể kể đến như Renzo, Kelp DAO, Ether.fi

Với ưu điểm lớn nhất là đem lại nhiều lợi nhuận hơn, với 1 ETH người dùng có thể gửi vào các giao thức LSD như Lido để nhận về lợi suất, sau đó tiếp tục sử dụng LST để tham gia các giao thức Liquid Restaking để nhận về hai nguồn lợi nhuận cũng như EigenLayer Points.

Trong có có những cái tên bắt đầu phát triển từ Liquid Staking đã chuyển hướng đến với Liquid Restaking như Ether.fi, Swell DAO.

Đặc biệt, mọi giao thức Liquid Restaking đang khởi chạy đều có một sức hút rất lớn với lượng TVL tăng vọt dù chỉ trong một thời gian ngắn.

Các giao thức Restaking
Các giao thức Restaking (Source: Defillama)

Hiện tại, chỉ có hai Liquid Restaking Token có ứng dụng trong Defi là eETH của Ether.fi và rsETH của Kelp DAO

Tuy nhiên, nhìn lại sự tăng trưởng hiện nay với các chỉ số ấn tượng, có thể nói khi các LRT này được tích hợp nhiều hơn với các giao thức Defi, đem đến nhiều lợi nhuận hơn cho người dùng có thể là một động lực rất lớn đẩy toàn bộ mảnh ghép Restaking-fi đi lên.

Có thể nói, tiềm năng lợi nhuận và Restaking-fi đem lại đang cực kì hứa hẹn.

Nhưng mọi thứ đều có hai mặt của nó, với sự phát triển mạnh mẽ của Eigenlayer sau này hoàn toàn có thể khiến một lượng ETH lớn bị “tập trung” - tương tự trường hợp của Lido trước đó.

Hơn nữa, các giao thức Liquid Restaking hay EigenLayer đều là những cái tên mới, rủi ro bảo mật là luôn tồn đọng trong thế giới Defi, có lẽ chúng ta cần thêm thời gian để kiểm chứng về độ an toàn của họ.

4. Tổng kết

Restaking-fi có nhiều tiềm năng trở thành một mảnh ghép quan trọng trong chu kì tăng trưởng sắp tới, đặc biệt là với sự tăng trưởng của hệ sinh thái Ethereum cũng như với lợi suất và tính “ponzi” nó mang lại.

Ngoài ra, với sự phát triển nhanh chóng của EigenLayer - một dự án có nhiều đồn đoán sẽ ra mắt token trong năm nay với một đợt airdrop khủng.

Với việc ra token trong tương lai của EigenLayer có thể là động lực rất lớn cho mảnh ghép Restaking nói chung.

Trên đây là những góc nhìn của tác giả về Restaking - một trong những mảnh ghép có nhiều tiềm năng to lớn trong mùa tăng trưởng sắp tới, hãy theo dõi Theblock101 để tìm ra cho mình những “hidden gem” đích thực tại đây nhé.

Đọc thêm:

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

Vinz Nguyen

Vinz Nguyen

If crypto succeeds, it's not because it empowers better people. It's because it empowers better institutions.

5 / 5 (2Bình chọn)

Bài viết liên quan