1. Stake to Earn là gì?
"Stake to Earn" là hoạt động người dùng mang token (thường là các đồng coin nền tảng) đi staking (ký gửi) để nhận về phần thưởng từ các dự án khác trong hệ sinh thái. Trong lĩnh vực blockchain, các blockchain nền tảng đóng vai trò quan trọng như cơ sở hạ tầng, nơi cho các dự án nhỏ hơn phát triển dựa trên những ưu điểm có sẵn.
Với một xu hướng rộ lên trong thời gian gần đây, cơ hội cho người dùng để nhận airdrop từ các dự án lớn mà họ đang Stake token, có thể kể đến những dự án nền tảng và có sự kết nối quan trọng với các blockchain khác như Cosmos, Celestia, EigenLayer, Dymension...
Điều này mở ra một hệ sinh thái tương tác và hỗ trợ lẫn nhau, không chỉ mang lại lợi ích trong việc duy trì mạng lưới, mà còn mở ra cơ hội cho các Stakers ủng hộ mạng lưới.
2. Các dự án tiềm năng với Stake to “Earn”
2.1 Cosmos - cái tên không thể thiếu
Cosmos là blockchain layer 0, với mục tiêu hướng tới trở thành “Internet of Blockchains”, cung cấp cơ sở hạ tầng, cho phép các blockchain layer 1 khác như Osmosis, Archway, dYdX, Axelar,…xây dựng và phát triển trên đó, dễ dàng tương tác, chia sẻ dữ liệu với nhau.
Vì là một trong những Blockchain Layer 0 thành công nhất với hệ sinh thái dày đặc ở thời điểm hiện tại, các $ATOM Stakers đã liên tục nhận được Airdrop trong 1-2 năm qua, và gần đây với những cái tên nổi bật như Dymension, Celestia hay sắp tới là AetherEVM.
Hiện tại, người dùng có thể stake ATOM trên ví Keplr hoặc Cosmostation. Đội ngũ Theblock101 đã có bài viết hướng dẫn chi tiết cách stake ATOM trên Keplr, bạn có thể đọc thêm tại đây.
Với một số dự án gần nhất như Celestia hay Dymension, con số người dùng nhận được từ Stake ATOM là rất lớn: Cụ thể với Celestia, top 50% Stakers có thể nhận được 240 $TIA, ở mức giá hiện tại khoảng 4000$
2.2 Celestia - Modular Blockchain nổi bật nhất hiện tại
Celestia là mạng lưới blockchain modular đầu tiên chuyên cung cấp data availability layer (lớp khả dụng dữ liệu), một lớp tốn nhiều tài nguyên để vận hành.
Hiện nay, mạng lưới của Celestia đang phát triển nhanh chóng và cũng liên tục có những đợt airdrop dành cho $TIA stakers khiến cho xu hướng stake to earn bùng nổ mạnh. Các đợt Airdrop đáng chú ý sắp ra mắt có thể kể đến như Dymension, AltLayer…
Vì Celestia hiện đang là dự án Modular Blockchain mảng DA (Data Availability) nổi bật nhất trên thị trường, từ đó sự mở rộng hệ sinh thái của họ cũng đang ngày càng rộng lớn, sẽ không quá khó hiểu khi chúng ta sẽ còn nhiều đợt Airdrop dành cho $TIA Stakers trong năm 2024.
Một số dự án tiềm năng có thể Airdrop cho $TIA stakers trong tương lai có thể kể đến như Caldera, Aevo, Berachain…
2.3 Eigenlayer
Một trong những dự án đáng chú ý nhất của năm sẽ không ngoa khi nói đó là Eigenlayer - một dự án đem đến một khái niệm Restaking, giúp các dự án nhỏ hơn dễ dàng tận dụng được sự bảo mật từ Ethereum.
Một cách đơn giản hơn, các dự án muốn tận dụng sự bảo mật từ Ether sẽ cần tham gia hệ sinh thái của Eigenlayer với tên gọi là AVS, các AVS sẽ nhận được sự bảo mật từ việc Restaking các LST của người dùng, người dùng thì nhận được thêm phần thưởng từ AVS.
Eigenlayer đem đến một hệ sinh thái to lớn, một nền tảng quan trọng với sự liên kết chặt chẽ cùng nhau, dự án gần nhất đã thực hiện Airdrop được xây dựng trên nền tảng của EigenLayer là AltLayer, AltLayer đã thực hiện Airdrop cho các Restakers tại nền tảng Eigenlayer.
Tuy nhiên, tiềm năng to lớn hơn của EigenLayer trong tương lai sẽ chính là token quản trị của dự án. Ngoài việc đem đến một nền tảng Restaking giúp giảm thiểu chi phí và bảo mật tốt cho các dự án nhỏ hơn, EigenLayer còn triển khai một dịch vụ có tên EigenDA - một sản phẩm cạnh tranh cùng Celestia.
Với việc hệ sinh thái sẽ ngày càng nở rộ cùng tiềm năng to lớn của Restaking, token quản trị của EigenLayer sẽ là một trong những “khoản hời” tiềm năng nhất cho các Stakers trong tương lai.
Một số cái tên cực kì ấn tượng với tiềm năng airdrop cho Restakers tại EigenLayer có thể kể đến như: Espresso, Hyperlane, Omni Network, Drosera Network….
2.4 Dymension
Dymension cũng là một Modular Blockchain tương tự với Celestia và là sự án sử dụng Cosmos SDK cũng như lớp DA của Celestia.
Hiện tại, Dymension sẽ cho phép người dùng claim Airdrop vào ngày 21/01/2024, trong đó điều kiện bao gồm là Staker của $ATOM, $OSMO và $TIA
Trong tương lai, Dymension cũng sẽ cho phép các dự án khác xây dựng trên mình tương tự với Cosmos, có thể xem Dymension là “blockchain của blockchain”, các dự án xây dựng trên Dymension được rọi là Rollapps, các Rollapps này sẽ được hỗ trợ xây dựng dễ dàng dựa trên RDK (Rollapp Development Kit).
Với cơ chế và mô hình hoạt động tương tự Cosmos, không quá khó hiểu khi các Stakers của Dymension trong tương lai có thể sẽ nhận được nhiều đợt airdrop khác nhau.
3. Tổng kết
Với việc các dự án airdrop cho những Stakers của các blockchain chính, cá nhân mình nghĩ đây sẽ còn là một xu hướng dài hạn. Việc này có thể tạo nên một văn hóa tốt hơn và hỗ trợ nhau hơn trong một hệ sinh thái blockchain, các Blockchain nhận được sự bảo mật tốt hơn bởi số lượng Stake được tăng lên nhiều hơn, người dùng thì ngoài việc nhận lợi suất hàng năm từ việc Stake có thể có thêm một nguồn tiền tốt từ việc Airdrop của các dự án.
“Stake to Earn” là xu hướng mới mà nhiều dự án đang hướng tới, trên đây là các dự án nền tảng với cơ hội sẽ nhận được airdrop trong tương lai.
Ngoài ra, một số dự án tiềm năng có thể giúp người dùng nhận được Airdrop đáng chú ý trong tương lai có thể kể đến như: Pyth Network, Chainlink…
Tuy nhiên, rủi ro về giá token giảm vẫn là một rủi ro luôn tồn đọng. Người dùng cần cân nhắc kĩ trước khi Stake bởi đây nên là một khoản đầu tư dài hạn.
Đọc thêm: