theblock101

Hệ sinh thái Ethereum: Tổng quan 3 mảnh ghép quan trọng

ByElly Nguyen05/07/2023

I. Tổng quan về Ethereum

1. Ethereum là gì?

Ethereum là gì?
Ethereum là gì?

Ethereum là một nền tảng công nghệ hỗ trợ việc triển khai các ứng dụng phi tập trung đứng số 1 trong thị trường crypto tính theo vốn hoá và hệ sinh thái xung quanh nền tảng này.

Được phát triển từ năm 2013, Ethereum không ngừng hoàn thiện về mặt công nghệ mà nhờ đó, Ethereum không chỉ đi đầu với tên gọi một nền tảng “Smart contract”, mà đã trở thành một tượng đài trong thị trường.

Ethereum đã giúp thị trường crypto tiến xa hơn bằng việc hỗ trợ xây dựng hàng loạt các ứng dụng phi tập trung (DApps) có vốn hoá lên đến hàng tỷ đô một cách an toàn, bảo mật và dễ dàng sử dụng.

Nói một cách đơn giản, nếu gọi blockchain của Bitcoin là Blockchain 1.0, thì trong thị trường, không còn ai xứng đáng hơn Ethereum với tên gọi Blockchain 2.0.

Hệ sinh thái Ethereum
Hệ sinh thái Ethereum

Bài viết này chia sẻ về những mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái Ethereum, các bạn cùng theo dõi nhé!

2. Thống kê

  • Giá Ether: $1956

  • Vốn hoá thị trường: $225.295.659.748

  • FDV: $235.303.487.572

  • Circulating Supply: 120.219.082

  • Total Supply: 120.219.082

  • Max Supply: ∞ 2.2. Thống kê về Ethereum:

  • Số lượng giao dịch: 2.020.410

  • TPS: 12.2

  • Mainnet: 2015

  • TVL: $26.99B

II. Những mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái Ethereum

Nhìn chung, hệ sinh thái Ethereum đã tiến tới giai đoạn áp dụng rộng rãi, tất cả các ngách đều đã có những dự án nổi bật nhất định. Trong bài viết này, Theblock101 sẽ đề cập tới những mảnh ghép quan trọng và giúp bạn có một cái nhìn rõ ràng hơn về những những dự án nổi bật trong đó.

Một trong những mảnh ghép không thể không kể đến đó là DeFi.

1. DeFi

DeFi là từ viết tắt của Decentralized Finance, chỉ các nền tảng tài chính phi tập trung trên blockchain. Trong khoảng thời gian từ 2019 - 2021, DeFi đã trở thành một xu hướng và nhận được sự quan tâm đông đảo từ cộng đồng nhà đầu tư và người dùng blockchain.

Các ứng dụng DeFi đã dần xuất hiện và đóng một vai trò thiết yếu trong sự bùng nổ toàn thị trường crypto nói chung, hay hệ sinh thái Ethereum nói riêng.

Đặc biệt, giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021 được cho là thời điểm "đỉnh cao" khi các dự án DeFi phát triển mạnh mẽ và sự tăng trưởng về lượng TVL trong các giao thức.

Thống kê TVL của Ethereum trên Defilama
Thống kê TVL của Ethereum trên Defilama

Theo Defilama, tính đến hiện tại đã có hơn 500 giao thức DeFi phát triển trên Ethereum với tổng lượng TVL của toàn hệ hiện tại là $26.08B. Con số 26 tỷ đô không hề nhỏ, nhất là trong một giai đoạn thị trường ảm đạm như hiện nay (bear market).

Nói đến DeFi, sau đây là những ngách không thể không kể đến : AMM/ DEX; Yield Farming/Aggregator, Derivatives, Lending/Borrowing, Liquid Staking/Farming, Stablecoins, Bridge, Wallet. Chúng ta cùng đi chi tiết từng ngách nhé.

1.1. AMM/DEX

Khái niệm:

  • DEX là từ viết tắt của Decentralized Exchange - sàn giao dịch phi tập trung được xây dựng trên blockchain, cho phép người dùng trao đổi tài sản trực tiếp với nhau mà không cần thông qua bất cứ tổ chức trung gian nào.

Trên Ethereum, DEX bao gồm 2 cơ chế: AMM và Order book. Cơ chế Order book đem lại hiệu quả cho trader bởi họ sẽ biết được đâu là mức giá khớp lệnh. Tuy nhiên, cơ chế này chỉ phù hợp với thị trường có thanh khoản cao như CEX. Với thị trường DeFi với thanh khoản thấp hơn nên AMM được coi là cơ chế tối ưu dành cho DEX, giúp mỗi lệnh giao dịch được khớp một cách dễ dàng hơn.

Ví dụ: Uniswap, Balancer, 1inch

  • AMM là từ viết tắt của Automated Market Maker, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Đơn vị tạo lập thị trường tự động. Thay vì sử dụng sàn giao dịch truyền thống có order book, người dùng sẽ giao dịch với các pool thanh khoản được cung cấp bởi các liquidity provider (nhà cung cấp thanh khoản).

Các đặc điểm quan trọng:

Những điểm đáng chú ý đối với AMM/DEX có thể kể đến như: TVL, số lượng người dùng, tính phi tập trung hay tính thanh khoản.

Dựa trên những yếu tố này, người dùng có thể đánh giá và lựa chọn AMM/DEX phù hợp cho việc giao dịch cũng như đầu tư.

  • Các dự án nổi bật

Với mỗi hệ sinh thái, có thể nói AMM/ DEX là ngách đầu tiên đón dòng tiền từ thị trường. Và Ethereum cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Trong đó, dự án nổi bật nhất có thể nhắc đến là Uniswap.

Uniswap là sàn DEX AMM hàng đầu trên Ethereum. Hiện tại TVL của Uniswap là $4.1B, chiếm 14% so với TVL của Ethereum. Ngoài ra, lượng người dùng active hàng tháng của Uniswap lên tới 838.4K.

Các dự án khác trong cùng ngách:

1.2. Yield Aggregator

  • Khái niệm:

Yield Aggregator (còn được gọi là Yield Aggregator Protocol) là việc tối ưu hóa lợi suất (yield) từ các giao dịch vay và cho vay thông qua việc tự động chuyển đổi, tìm kiếm và tận dụng các cơ hội sinh lợi từ nhiều giao thức DeFi khác nhau.

  • Các đặc điểm quan trọng:

  • Tự động hoá: Yield Aggregator tự động thực hiện các giao dịch và chiến lược giao dịch để tối đa hóa lợi suất cho người dùng. Thông qua việc kết hợp và tận dụng các tính năng của các giao thức DeFi khác nhau, Yield Aggregator giúp đơn giản hóa quy trình và giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức.

  • Diversification (Phân tán): Yield Aggregator sử dụng nguồn cung cấp vốn từ nhiều giao thức DeFi khác nhau để tối ưu hóa lợi suất và giảm rủi ro. Việc phân tán vốn vào nhiều giao thức giúp giảm thiểu nguy cơ mất mát và mang lại lợi nhuận ổn định hơn cho người dùng.

  • Sự linh hoạt và mở rộng: Yield Aggregator có khả năng tích hợp và tương tác với nhiều giao thức và dự án DeFi khác nhau trên Ethereum. Điều này mang lại sự linh hoạt và khả năng mở rộng, cho phép người dùng tận dụng các cơ hội sinh lợi từ các dự án và giao thức mới nổi trong hệ sinh thái DeFi.

Các dự án nổi bật:

  • Yearn finance: Yearn Finance cho phép người dùng tối ưu hoá thu nhập trên các tài sản tiền điện tử thông qua các dịch vụ cho vay và giao dịch.

  • Instadapp: Instadapp giúp người dùng tự động thực hiện các giao dịch vay, cho vay, và chuyển đổi tài sản giữa các giao thức DeFi để tận dụng cơ hội sinh lợi. Ngoài ra, dự án cũng cung cấp các công cụ phân tích và đề xuất chiến lược để giúp người dùng đưa ra quyết định thông minh trong việc quản lý vốn đầu tư của mình.

1.3. Derivatives

Khái niệm:

  • Derivatives là những công cụ tài chính phái sinh được tạo ra từ một tài sản gốc như tiền tệ, chứng khoán, hàng hoá hoặc tiền điện tử. Nó được sử dụng để mua hoặc bán một tài sản tương lai theo một giá trị đã đồng ý trước đó.

Các hợp đồng phái sinh cho phép người dùng tận dụng lợi nhuận từ sự biến động giá của tài sản gốc mà không cần sở hữu trực tiếp tài sản đó.

Các đặc điểm quan trọng:

Điểm đáng chú ý nhất đối với Derivatives là đòn bẩy (Leverage): Người dùng có thể mua hoặc bán một lượng tài sản lớn hơn số vốn thực sự sử dụng, tăng khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy cũng mang theo rủi ro lớn và có thể dẫn đến thua lỗ.

Các dự án nổi bật:

  • dYdX: thành lập năm 2017, dYdX là một nền tảng giao dịch phi tập trung cho phép người dùng giao dịch các sản phẩm phái sinh như: giao dịch Spot, Margin và Perpetuals.

  • Synthetix: Synthetix là một giao thức mở cho phép người dùng tạo ra các synthetic assets (tài sản tổng hợp) được liên kết với giá trị của các tài sản khác nhau như tiền tệ, chứng khoán và hàng hóa. Synthetix giúp tạo ra một môi trường tài chính phái sinh trong hệ sinh thái Ethereum, mở ra nhiều cơ hội đầu tư và quản lý rủi ro cho người dùng.

1.4. Lending/Borrowing

Khái niệm:

  • Lending/Borrowing (Cho vay/Vay) là một hình thức cho phép người dùng cho vay tiền hoặc vay mượn tiền điện tử từ những người khác mà không cần trung gian như ngân hàng truyền thống.

Các đặc điểm quan trọng

  • Đa dạng hóa tài sản: Người dùng có thể sử dụng các tài sản như ETH, stablecoin hoặc token ERC-20 để tham gia vào hoạt động cho vay/vay mượn. Điều này tạo ra nhiều cơ hội đầu tư và tận dụng tài sản.

  • Cơ chế đảm bảo: Các dự án Lending/Borrowing thường áp dụng các cơ chế bảo đảm như giao dịch hợp đồng thông minh và cung cấp sự minh bạch để đảm bảo an toàn và đáng tin cậy cho người dùng.

Các dự án nổi bật:

Dự án nổi bật nhất trong lĩnh vực Lending/Borrowing trên Ethereum là Aave. Aave được coi như “người anh cả” trong làng DeFi. Đây là một giao thức cho phép người dùng gửi tiền vào hệ thống để kiếm lãi suất và vay mượn các loại ERC-20.

Aave đã được công nhận rộng rãi trong cộng đồng blockchain như một trong những dự án tiên phong trong lĩnh vực Lending/Borrowing trên Ethereum với lượng TVL lên tới $6.01B với lượng người dùng active hàng tháng là khoảng 31K.

Bên cạnh Aave, có thể kể đến Compound - dự án cho vay đóng vai trò là bên trung gian hỗ trợ người muốn gửi tài sản kiếm thêm lợi nhuận và người cần tài sản, muốn thế chấp để đi vay.

1.5. Liquid Staking/Farming

Khái niệm

Liquid Staking là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ các giao thức cho phép người dùng tham gia staking (gửi tiền ký quỹ) một loại tài sản cụ thể và nhận lại một loại token đại diện cho tài sản đã được staking theo tỷ lệ 1:1. Ví dụ, khi người dùng tham gia staking ETH trên giao thức Lido, họ sẽ nhận được stETH với tỷ lệ tương ứng.

Các đặc điểm quan trọng

  • Mang lại thanh khoản cho tài sản staking: Một trong những lí do để phát triển liquid staking là để giải quyết vấn đề thiếu thanh khoản. Người dùng có thể dùng token đại diện để kiếm thêm yield bằng nhiều cách khác nhau như lending hay tiếp tục giao dịch nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng vốn cho người dùng.

  • Mang lại tính linh hoạt cho tài sản staking: Sự khác biệt chính giữa Liquid Staking và staking trực tiếp nằm ở việc khi tham gia Liquid Staking, tài sản của người dùng sẽ không hoàn toàn bị khoá. Thay vào đó, các giao thức sẽ phát hành cho người dùng một loại token đại diện theo tỷ lệ 1:1.

Điều này cho phép người dùng bán các token đại diện bất kỳ lúc nào khi thị trường có những đợt biến động mạnh, nhằm hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất. Một ví dụ đáng quan tâm là sự sụp đổ của LUNA, khi nhiều người dùng không kịp mở khóa tài sản của mình và phải chịu sự tổn thất nặng nề.

  • Giảm rủi ro trong trường hợp validator gặp vấn đề: So với staking trực tiếp, Liquid Staking cung cấp những lợi ích kỹ thuật đáng kể.

Trong quá trình staking thông thường, chủ sở hữu token uỷ quyền token của mình cho một validator duy nhất, và phần token tham gia staking có thể bị tổn thất nếu validator thực hiện những hành động gây tổn hại đến mạng lưới.

Tuy nhiên, với Liquid Staking Pool, token sẽ được uỷ quyền cho nhiều validator nhằm giảm nguy cơ tổn thất tài sản.

Hơn nữa, các giao thức Liquid Staking cũng có các quỹ bảo hiểm để đền bù khách hàng trong trường hợp cần thiết. Điều này tăng cường sự an toàn và giảm rủi ro cho người dùng tham gia Liquid Staking.

Các dự án nổi bật:

Một dự án nổi bật trong lĩnh vực Liquid Staking/Farming trên Ethereum là Lido Finance. Lido Finance là một nền tảng DeFi cho phép người dùng gửi cọc (stake) tài sản tiền điện tử trong giao thức PoS.

Khi người dùng tham gia staking ETH, họ sẽ nhận được stETH. Sau đó, token này sẽ được hợp đồng thông minh thực hiện việc stake với các nhà khai thác node được chọn bởi DAO của Lido Finance.

Các khoản tiền staking của người dùng sẽ được tổng hợp vào tài khoản ký quỹ của DAO, đảm bảo rằng các nhà khai thác node không có quyền truy cập trực tiếp vào tài sản của người dùng.

Ngoài ra, stETH có thể được tái đầu tư trên các DApp hỗ trợ như Curve, MakerDAO, Aave, Anchor Protocol, Balancer, Zapper và nhiều DApp khác.

1.6. Stablecoins

Khái niệm

  • Stablecoin (đồng tiền ổn định) là loại tiền điện tử được thiết kế để có giá trị ổn định, thường là bằng hoặc gần bằng giá trị của một đơn vị tiền tệ truyền thống như đô la Mỹ. Mục đích chính của stablecoin là giúp giảm thiểu sự biến động giá và tạo ra một phương tiện thanh toán và lưu trữ giá trị đáng tin cậy trên blockchain.

Các dự án nổi bật: Top 5 đồng stablecoin có vốn hoá lớn nhất thị trường bao gồm: Tether; USD Coin; DAI; Binance USD và TrueUSD.

Thống kê top 5 stablecoin có vốn hoá cao nhất thị trường
Thống kê top 5 stablecoin có vốn hoá cao nhất thị trường

1.7. Bridge

Khái niệm

  • Bridge (cầu nối) là một công nghệ hay giao thức được sử dụng để kết nối hai blockchain hoặc mạng lưới blockchain khác nhau, cho phép chuyển đổi và di chuyển tài sản từ blockchain này sang blockchain khác.

Mục đích chính của bridge là hỗ trợ chuyển đổi/giao dịch các tài sản và thông tin giữa các mạng lưới blockchain

Các đặc điểm quan trọng: tính tương thích, an toàn và bảo mật.

Các dự án nổi bật: Stargate Finance, Multi, Lifi, Celer, Boba,…

1.8. Wallet

Khái niệm

Wallet (ví tiền điện tử) là một ứng dụng hoặc nền tảng được sử dụng để lưu trữ, quản lý và giao dịch các tài sản điện tử như tiền điện tử, token và NFT. Wallet cung cấp một giao diện người dùng để người dùng có thể tạo và quản lý các tài khoản cá nhân, thực hiện các giao dịch và tương tác với blockchain.

Các đặc điểm quan trọng: an toàn và bảo mật; quản lý đa tài sản; tích hợp blockchain.

Các dự án nổi bật

MetaMask: MetaMask là một loại ví phổ biến được sử dụng trên trình duyệt web, cho phép người dùng tạo và quản lý các tài khoản multichain, hỗ trợ các chain có tương thích EVM thực hiện giao dịch và tương tác với các ứng dụng phi tập trung.

Trust Wallet: Trust Wallet là một wallet di động dễ sử dụng và an toàn, hỗ trợ lưu trữ và quản lý nhiều loại tài sản điện tử khác nhau. Nó cung cấp tích hợp với nhiều blockchain và cho phép người dùng thực hiện giao dịch trên di động.

2. NFT

Mảnh ghép quan trọng tiếp theo có thể kể đến đó là NFT. Ethereum là một trong những hệ sinh thái nơi mảng NFT được phát triển mạnh mẽ nhất.

Để tìm hiểu sâu về ngách NFT, chúng ta có thể chia thành 3 ngách nhỏ:

  • Các bộ sưu tập NFT
  • Các ứng dụng tài chính cho NFT (NFTFi)
  • Marketplace

2.1. Các bộ sưu tập NFT

Khái niệm:

  • Các bộ sưu tập NFT là các tập hợp các tác phẩm số có tính độc đáo và không thể thay thế được, được tạo ra trên nền tảng blockchain. Mỗi tác phẩm NFT có một mã định danh duy nhất và thông tin về sở hữu được lưu trữ và xác nhận bởi công nghệ blockchain.

  • Đặc điểm quan trọng: tính độc đáo, sở hữu, giá trị và sự quan tâm của cộng đồng.

  • Các dự án nổi bật:

Các dự án NFT nổi bật trên Ethereum
Các dự án NFT nổi bật trên Ethereum

Đối với các bộ sưu tập NFT, có thể kể đến những bộ đứng đầu như: Bayc, Azuki, Degods, Captainz, Punk, Pudgy Penguins, CryptoPunks…

Tuy nhiên gần đây, cả thị trường NFT đã có những sự biến động nhất định khi nhiều bộ sưu tập bluechip giảm giá mạnh, cụ thể:

  • Bored Ape Yacht Club đạt mức giá sàn ~28ETH/ NFT

  • Azuki giảm xuống mức ~5ETH/ NFT

2.2. Các ứng dụng tài chính cho NFT (NFTFi)

Khái niệm

Các ứng dụng tài chính cho NFT (NFTFi) là sự kết hợp giữa 2 yếu tố: NFT và Finance (tài chính). Đây là sự hợp sự độc đáo của NFT với các tính năng tài chính như vay mượn, cho thuê, giao dịch từ đó giúp tạo ra lợi nhuận từ NFT.

Các đặc điểm quan trọng: Với NFTFi, người dùng có thể thực hiện các hoạt động như: vay mượn, cho thuê, giao dịch; từ đó tạo ra lợi nhuận.

Các dự án NFT lending/Perps nổi bật:

  • ParaSpace: đây là một giao thức NFTFi trên Ethereum, cho phép người dùng tạo, quản lý và giao dịch NFT có giá trị cao. Giao thức này cung cấp các tính năng vay mượn, lưu trữ và phân phối NFT, tạo điều kiện cho việc tạo lợi nhuận từ tài sản NFT.

  • NFTperp: NFTperp là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) cho NFT trên Ethereum. Nó cung cấp giao dịch giao thức vô hạn và hợp đồng thông minh được thiết kế đặc biệt cho việc giao dịch NFT, cho phép người dùng mua, bán và đấu giá các tài sản số độc đáo này.

  • Sudoswap: là một giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) trên Ethereum, tập trung vào việc tạo lợi nhuận từ NFT. Nó cho phép người dùng vay mượn, cho thuê và tham gia vào các quỹ đầu tư NFT, tạo điều kiện để khai thác giá trị và tạo lợi nhuận từ tài sản NFT.

Các chợ NFT nổi bật:

  • Blur: là marketplace ra đời sau OpenSea nhưng được coi là một đối thủ đáng gờm bởi tính thanh khoản cao.

  • OpenSea: OpenSea là một trong những marketplace NFT hàng đầu trên Ethereum, cho phép người dùng mua, bán và khám phá hàng ngàn NFT từ các loại tài sản khác nhau như hình ảnh, video, âm nhạc và trò chơi.

  • Rarible: Rarible là một marketplace NFT phi tập trung trên Ethereum, cho phép người dùng tạo, mua, và bán các tác phẩm NFT độc đáo. Nó cung cấp công cụ cho phép người dùng tạo NFT và kiếm lợi nhuận từ việc bán chúng.

  • SuperRare: SuperRare là một marketplace NFT tập trung vào nghệ thuật số, cho phép các nghệ sĩ tạo ra, bán và trao đổi các tác phẩm NFT độc đáo. Marketplace này đặc biệt chú trọng đến việc xác thực các tác phẩm và đảm bảo tính độc nhất của từng NFT.

3. Các dự án cung cấp dịch vụ

3.1. Sàn giao dịch

Binance, OKx, Kucoin, Huobi,…

3.2. VCs

Polychain Capital là một quỹ đầu tư tập trung vào các dự án blockchain và tiền điện tử, đặc biệt là các dự án trên Ethereum. Ngoài ra có thể kể tên đến các quỹ nổi bật như: a16z, Polychain Capital, Coinbase Ventures, Pantera Capital, Delphi Digital, Hashed, Paradigm, Multicoin Capital, …

3.3. Các bên Audits

  • OpenZeppelin: dự án kiểm tra và đảm bảo an ninh cho các dự án trên Ethereum.
  • ConsenSys Diligence: dự án kiểm tra an ninh và xác thực mã nguồn mở trên Ethereum.
  • CertiK: dự án cung cấp dịch vụ kiểm tra an ninh và xác thực hợp đồng thông minh trên Ethereum và các nền tảng blockchain khác.

3.4. Các dự án cung cấp dịch vụ phần mềm và công cụ

  • Infura: chuyên cung cấp dịch vụ node nền tảng blockchain Ethereum, giúp các nhà phát triển truy cập và tương tác với mạng Ethereum một cách dễ dàng.
  • Truffle: framework phát triển và kiểm thử các ứng dụng dựa trên Ethereum.
  • Etherscan: trình duyệt khối, cung cấp thông tin về giao dịch, ví và thông tin khác trên Ethereum.

III. Cơ hội trên hệ sinh thái Ethereum

Người dùng có rất nhiều cơ hội khi tham gia hệ sinh thái Ethereum, cụ thể là:

1. Đầu tư vào token/coin trên Ethereum

Ethereum là một mạng lưới blockchain phổ biến và được sử dụng rộng rãi, và tiềm ẩn các cơ hội đầu tư. Ethereum đã tạo ra nền tảng cho sự phát triển của các dự án DeFi, NFT, và nhiều ứng dụng blockchain khác.

Tuy nhiên, đầu tư vào bất cứ thị trường nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định và với Ethereum cũng vậy. Bởi giá trị của token/coin có thể tăng giảm đáng kể tại những thời điểm biến động mạnh. Nhà đầu tư cần cân nhắc và nghiên cứu kỹ lưỡng dự án trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

2. Skin in the game để kiếm airdrop

Một cơ hội khác trong hệ sinh thái Ethereum là tham gia vào cộng đồng và kiếm airdrop từ những dự án trên Ethereum. Airdrop là quá trình phân phát token/coin miễn phí cho những cá nhân hay cộng đồng để thúc đẩy sự tham gia và tăng cường sự phát triển cho dự án.

Để nhận được airdrop, người dùng cần phải dành thời gian để "skin in the game". Tham gia vào cộng đồng - thể hiện sự quan tâm và ủng hộ đối với dự án thông qua việc nắm giữ token/coin sẽ tăng khả năng nhận được airdrop.

Điều này cũng khuyến khích người dùng tham gia vào các dự án và trở thành một phần của cộng đồng Ethereum, tạo ra sự tương tác và đóng góp vào sự phát triển của hệ sinh thái.

3. Staking và Yield Farming

Ethereum cung cấp cơ hội cho người dùng để tham gia vào quá trình staking và yield farming. Staking là việc gửi token vào một hợp đồng thông minh để đóng góp vào việc bảo vệ mạng Ethereum và nhận thêm phần thưởng. Yield farming là hoạt động tìm kiếm cơ hội sinh lời tốt nhất bằng cách tham gia vào các giao dịch và cung cấp thanh khoản trên các nền tảng DeFi. Cả hai hoạt động này đều mang lại cơ hội kiếm lợi nhuận từ việc nắm giữ và sử dụng các token trên Ethereum.

Tuy nhiên, cần tìm hiểu kỹ về các dự án trước khi tham gia staking/ yield farming để tránh khỏi các rủi ro không đáng có.

4. Phát triển ứng dụng và hợp đồng thông minh

Hầu hết trên đây là những cơ hội dành cho người dùng phổ thông, vậy đối với nhà phát triển thì sao?

Đối với những nhà phát triển có kiến thức về Solidity và các công nghệ liên quan, họ có thể tận dụng khả năng của Ethereum để xây dựng các ứng dụng và hợp đồng thông minh để có thể tạo ra các dịch vụ và sản phẩm mới trên nền tảng Ethereum và khai thác tiềm năng của hệ sinh thái.

5. Tham gia vào DAOs

DAOs là các tổ chức phi tập trung được xây dựng trên nền tảng Ethereum, nơi cộng đồng tham gia và đưa ra quyết định một cách phi tập trung.

Khi tham gia vào DAO, người dùng sẽ có cơ hội được tham gia vào việc quyết định chiến lược, phân phối nguồn lực và kiếm lợi nhuận từ các hoạt động của tổ chức.

IV. Kết luận

Hệ sinh thái Ethereum đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của công nghệ blockchain và dapp.

Với khả năng tạo ra và triển khai các hợp đồng thông minh, Ethereum đã mở ra một cánh cửa mới cho việc xây dựng các dapp và tạo ra những ứng dụng, giải pháp công nghệ thực tế để phục vụ người dùng.

Ethereum không chỉ đơn thuần là một nền tảng blockchain, mà còn là một hệ sinh thái đa dạng và phong phú với 3 mảnh ghép quan trọng như NFT, DeFi và các dự án cung cấp dịch vụ. Điều này đã tạo ra một môi trường đa dạng và sáng tạo cho cả người dùng phổ thông và những nhà phát triển.

Tuy nhiên, mỗi người dùng cần lưu ý rằng việc tham gia vào hệ sinh thái Ethereum cũng đi kèm với các rủi ro. Thị trường tiền điện tử biến động, và việc đầu tư và tham gia tìm kiếm cơ hội từ các dự án trên Ethereum đòi hỏi người dùng nắm vững kiến thức và thực hiện nghiên cứu một cách kỹ càng.

Về góc nhìn tổng quan, với sự đa dạng và tiềm năng, Ethereum đã, đang và sẽ tiếp tục tạo ra cơ hội khám phá thêm nhiều lĩnh vực mới trong tương lai.

Đọc thêm

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

Elly Nguyen

Elly Nguyen

Builder at Bigcoin - Learning to share, sharing to learn

5 / 5 (1Bình chọn)

Bài viết liên quan