Điểm cắt vàng có thực sự "hái ra tiền"?

Byadmin30/12/2020
Điểm cắt vàng là một trong những chỉ báo sớm nhất về xu hướng tăng trong trung - dài hạn của thị trường, vậy bạn đã nhận diện được nó hay chưa?

Điểm cắt vàng luôn đi song hành cùng điểm cắt chết, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu điểm cắt vàng và điểm cắt chết là gì nhé. Kiến thức trọng tâm trong bài này sẽ là về đường trung bình động, bạn nào chưa hiểu về đường trung bình động thì hãy xem lại bài viết trước tại đây.

1. Điểm cắt vàng, điểm cắt chết là gì?

Golden Cross: Hay còn gọi là Điểm Cắt Vàng. Điểm cắt vàng xuất hiện trên biểu đồ khung ngày, khi MA50 giao cắt với đường MA200 đi lên, đường MA50 nằm trên đường MA 200 và biểu đồ nến nằm trên 2 đường này. Như trong hình đây, MA50 là đường màu vàng, còn MA200 là đường màu tím. Điểm cắt vàng là tín hiệu cho thấy thị trường sẽ tăng giá trong trung hạn.
Death Cross - Điểm cắt chết: Xuất hiện trên biểu đồ khung ngày, khi đường MA50 cắt đường MA200, nhưng đường MA50 nằm bên dưới MA200, và biểu đồ nến nằm bên dưới 2 đường này. Điểm cắt chết báo hiệu cho chúng ta về một xu hướng giảm.

Một số trường hợp cần lưu ý:

  • Khi điểm cắt vàng xảy ra, biểu đồ nến phải di chuyển bên trên 2 đường MA này và ngược lại với điểm cắt chết thì biểu đồ nến phải di chuyển bên dưới 2 đường này. Nếu điểm cắt vàng xảy ra mà biểu đồ nến di chuyển bên dưới 2 đường này thì các bạn cần phải cẩn trọng xem xét lại xu hướng thị trường bằng cấu trúc nến.
  • Trường hợp điểm cắt giả: trường hợp điểm cắt giả không phải là hiếm trên thị trường. Để tránh được trường hợp này, bạn cần kết hợp với việc phân tích xu hướng thị trường và việc đánh giá đồ thị nến như nến. Nếu đồ thị nến nằm không đúng vị trí với 2 đường MA thì nên cẩn trọng lúc này.

Điểm cắt vàng và điểm cắt chết dùng để làm gì?

  • Xác định xu hướng thị trường. Ví dụ: Mỗi khi điểm cắt vàng xảy ra, chúng ta có thể dự đoán thị trường sắp có sóng tăng trưởng hoặc ít nhất là một sóng hồi ngắn.
  • Sử dụng là điểm mua bán. Ví dụ: Chính vì nguyên tắc biểu đồ giá phải nằm trên điểm cắt vàng. Do đó, mỗi khi thị trường điều chỉnh, giá giảm về chạm đường MA thì bật lên lại tiếp tục xu hướng tăng trước đó. Chúng ta có thể tận dụng các cơ hội này để mua vào.

Ví dụ thực tế trên biểu đồ

Đường trung bình động - Moving Average nói chung và Điểm cắt vàng, Điểm cắt chết nói riêng là một trong những chỉ báo vô cùng quan trọng và được rất nhiều nhà đầu tư sử dụng trong hình thức Long Term Investment, nhằm mục đích dự đoán xu hướng trong trung – dài hạn.

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu một đường nâng cao hơn, đó là đường trung bình lũy thừa.

2. Exponential Moving Average – EMA

Đồ thị bên dưới là đường EMA12 và EMA26

Theo nghiên cứu của nhiều nhà giao dịch thì 2 con số 12 và 26 là cặp số phù hợp nhất khi sử dụng đường EMA giao dịch trong ngắn hạn. Nó mang lại độ hiệu quả và chính xác cao hơn. EMA cũng giống như các đường trung bình động khác, chúng ta có thể sử dụng nó để xác định xu hướng và điểm mua bán. Các bạn có thể thấy trên biểu đồ là đường EMA12 và EMA 26 trong xu hướng tăng. Biểu đồ giá lúc này di chuyển bên trên 2 đường EMA, mỗi lần chạm vào đường EMA nó đều chạm bật rất tốt, chứng tỏ rằng đường EMA đang phát huy hiệu quả tuyệt vời của nó. Dựa vào điểm giao cắt mà bán các bạn cũng có thể dùng đó làm điểm mở lệnh hoặc chốt lời.
Bây giờ chúng ta sẽ cùng đi qua phần hay nhất của bài viết này. Sau đây mình sẽ chia sẻ đến các bạn một tuyệt kỹ giao dịch với đường EMA này.

3. Chiến lược sẽ là bán Short theo EMA

Cách nhận diện chiến lược:

  • Nhận diện xu hướng thị trường trước đó. Vì là chiến lược bán khống thế nên xu hướng thị trường lúc này phải là giảm.
  • Điểm giao cắt đi xuống của đường EMA. Và một dấu hiệu cần có nữa là điểm giao cắt đi xuống của EMA báo hiệu cho xu hướng giảm.
  • Mẫu hình nến xác nhận khi giá chạm lại đường EMA lần đầu tiên sau khi đi vào xu hướng giảm.

Hướng dẫn mở lệnh và chốt lãi – chốt lỗ:

  • Sau khi giá có một đợt giảm, EMA lúc này đã cắt đi xuống và biểu đồ giá lại nằm dưới EMA. Giai đoạn này sẽ xuất hiện sóng hồi trong xu hướng giảm. Giá có thể hồi về tiệm cận đường EMA. Thì chính ngay lúc này, giá sau khi chạm EMA mà lại xuất hiện các mẫu hình nến đảo chiều xu hướng, nhất là nến búa hay nến nhấn chìm suy giảm, thì các bạn có thể mở 1 lệnh Short tại đây.
  • Mức dừng lỗ là khi biểu đồ nến phá đi lên và đóng trên đường EMA thì chúng ta sẽ dừng lỗ và thoát lệnh. Còn chốt lãi thì chốt khi xuất hiện điểm giao cắt đi lên của đường EMA.

Chúng ta cùng đi vào ví dụ thực tế trên biểu đồ nhé:


Có thể thấy trong giai đoạn này giá đã quay đầu giảm. Và ngay vào lần đầu tiên khi biểu đồ giá quay trở lại và chạm đường EMA, tại đây bắt đầu xuất hiện mẫu hình nến đảo chiều xu hướng. Mình sẽ mở lệnh chốt lãi và chốt lỗ như hình.

4. Sử dụng EMA như thế nào để hiệu quả nhất

  • Kết hợp với biểu đồ nến: Cốt lõi của phân tích vẫn là biểu đồ nến, nến sẽ giúp báo hiệu đảo chiều xu hướng, do đó khi nến đảo chiều xuất hiện khi giá chạm EMA, thị trường đang muốn cảnh báo rằng phe gấu từ chối tăng tại khu vực đó.
  • Kết hợp với vùng kháng cự: Kháng cự là một vùng cản giá, nếu vùng kháng cự được kết hợp chung với EMA và đồng thời xuất hiện nến đảo chiều thì tín hiệu sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Một chiến lược giao dịch dù có tốt đến thế nào thì cũng không thể chính xác 100%, sẽ có giai đoạn mà chiến lược này thất bại, vì thế khi áp dụng các bạn cần phải xác định rõ điểm vào lệnh, giá mục tiêu, giá dừng lỗ, và tuân thủ kế hoạch đã đề ra. Chiến lược này phù hợp trong thị trường giảm giá, còn trong thị trường tăng giá, nó rất dễ thất bại.

Qua bài viết này, mong rằng các bạn có thể hiểu thêm về điểm cắt vàng, điểm cắt chết, và quan trọng nhất là áp dụng được các kiến thức này vào đầu tư.

Đọc thêm:

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

0 / 5 (0Bình chọn)

Bài viết liên quan