Kháng cự cứng là gì? Kháng cự cứng, có thực sự cứng?

Byadmin27/01/2021
Kháng cự hay hỗ trợ là một trong những công cụ vô cùng là hữu ích và giá trị trong đầu tư. Và đó là những cơ hội tuyệt vời giúp bạn có thể mua hoặc bán chính xác nhất.

1. Kháng cự là gì, hỗ trợ là gì?

Kháng cự là đường thẳng nối qua các đỉnh của biểu đồ giá. Đóng vai trò là vùng cản của biểu giá. Khi giá gặp đường kháng cự, thường thì giá có xu hướng bị bật ngược lại do áp lực bán từ phe gấu.

Hỗ trợ là đường thẳng nối qua các đáy của biểu đồ giá. Đóng vai trò như vũng đỡ của biểu đồ giá. Khi giá tiến tới đường hỗ trợ, thường có xu hướng được đẩy lên lại.

Đọc thêm: Kháng cự và hỗ trợ là gì?

Nói là thường, bởi vì không có định nghĩa nào có thể nói chính xác một đường kháng cự mạnh hay hỗ trợ mạnh. Giá có thể áp sát nhiều lần tới 1 vùng kháng cự nhưng không đồng nghĩa vùng đó cản được 4-5 lần thì là cản mạnh, nó hơi giống với 1 bức tường, nếu càng đục thì càng dễ thủng. Nhưng cũng có trường hợp giá chạm nhiều lần sau đó bật ngược trở lại. Nó cho thấy đường hỗ trợ, kháng cự chỉ mang tính chất tương đối, KHÔNG có đường kháng cự cứng và cũng KHÔNG có đường hỗ trợ cứng.

Chúng ta có 2 loại đường hỗ trợ - kháng cự thường gặp là đường nằm ngang và đường chéo. Còn một loại nữa là kháng cự động - hỗ trợ động, chính là các đường MA, EMA, SMA,...và mình sẽ không nói trong này bởi vì mình đã có bài viết riêng về nó.

Kháng cự và hỗ trợ là gì?
Kháng cự và hỗ trợ là gì?

Với những đường kháng cự với hỗ trợ sẽ giúp chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy xu hướng của thị trường. Khi kẻ 1 đường hỗ trợ đi qua các đáy mà hướng lên thì có thể thấy xu hướng đang là hướng lên. Nhưng phải lưu ý rằng, đường kháng cự vỡ hay hỗ trợ vỡ không đồng nghĩa xu hướng bị phá vỡ.

Thị trường thường xuyên xuất hiện các râu nến dài, việc kẻ kháng cự hay hỗ trợ vô cùng cảm tính, cùng với một biểu đồ đó, có thể 3 người sẽ có 3 cách vẽ khác nhau. Điều quan trọng là chúng ta sẽ làm sao cho nó hợp lí nhất có thể. Đi qua càng nhiều đỉnh đáy thì nó sẽ càng thêm tin cậy.

Vậy nếu giá tiệm cận đường hỗ trợ hay kháng cự thì chúng ta giao dịch như thế nào ?

2. Hướng dẫn giao dịch với đường kháng cự - hỗ trợ

Nhiều bạn sai lầm về kháng cự hay hỗ trợ, mỗi khi giá vừa tiến tới kháng cự - hỗ trợ thì đã mở lệnh mua bán. Thực tế giá chạm hỗ trợ không đồng nghĩa với sẽ bật trở lại, như trên mình vừa nói. Vậy nên, để giao dịch và kiếm tiền với hỗ trợ bạn phải biết kỹ thuật về nến.

Lấy 1 ví dụ: Mỗi khi mà giá chạm đường hỗ trợ mà còn xuất hiện mẫu hình nến nhấn chìm tăng giá, nến búa, nến harami, thì bạn có thể mở lệnh giao dịch và stoploss theo mẫu hình nến. Hoặc tương tự với đường kháng cự, nếu giá chạm kháng cự mà còn xuất hiện nến nhấn chìm giảm, nến sao đổi ngôi, nến treo cổ,…thì lúc này chúng ta mới bắt đầu mở lệnh giao dịch.

Ví dụ: Trường hợp chúng ta có thể vẽ được một đường hỗ trợ giá như thế này, vào lần thứ 3 giá chạm đường hỗ trợ này thì xuất hiện mẫu hình nến nhấn chìm tăng. Đây chính là thời cơ để chúng ta mua vào tại đây, nếu chốt sớm tại vùng kháng cự ở trên thì chúng ta vẫn còn được 1 khoảng lãi nhỏ. Bạn nào mà chưa biết chơi nến thì đọc lại các bài viết về nến ở đây nhé.

Đọc thêm:

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

0 / 5 (0Bình chọn)

Bài viết liên quan