1. Quy mô thị trường RWA hiện tại
Quy mô hiện tại của thị trường crypto nói chung đang rơi vào 1,3 nghìn tỷ USD, nếu so sánh với thị trường tài chính truyền thống hàng trăm ngàn tỷ USD vẫn được xem là quá nhỏ.
Tổng thị trường tài sản toàn cầu tính đến tháng 10 ước tính khoảng 900 nghìn tỷ USD, dẫn đầu là các ngành như bất động sản ($330T), trái phiếu ($300T) và vốn chủ sở hữu ($120T).
Nếu các giao thức RWA có thể chiếm ít nhất 1% thị phần đó, không gian DeFi sẽ tràn ngập vốn và thanh khoản dự phòng trị giá khoảng 9 nghìn tỷ USD, gấp nhiều lần so với vốn hóa thị trường tiền điện tử hiện tại.
DeFi vẫn được đánh giá là "trò chơi xoay vốn, chưa tạo ra được giá trị thực sự", khi mọi thứ vẫn chỉ đang diễn ra trên chuỗi. Nhu cầu về việc kết nối những giá trị thực từ thị trường TradFi vào DeFi ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, giúp thị trường DeFi có thể mang lại giá trị cho thế giới thực.
Real World Asset (RWA) hiện đang được coi là phương thức tiềm năng nhất ở thời điểm hiện tại để hiện thực hoá ý tưởng này.
Vốn hoá của RWA hiện đang ở mức 810 triệu USD, với giá trị tài sản khoá TVL trong các giao thức RWA khoảng hơn 6,3 tỷ USD (theo dữ liệu từ Coingecko và DefiLlama), tăng trưởng gấp 8 lần so với thời điểm đầu năm 2023.
Tổng hợp dự án Real World Assets (nguồn: Coingecko)
Mức độ tăng trưởng vượt bậc của Real World Asset từ đầu 2023 tới giờ (nguồn: DeFiLlama)
Giá trị của tài sản được mã hoá trên các chuỗi công khai lên tới hơn 118 tỷ USD (theo báo cáo của 21.co), chủ yếu là các stablecoin được bảo chứng bởi fiat.
Trong đó, Ethereum và Tron đang giữ thị phần tài sản mã hóa lớn nhất kể từ tháng 10 năm 2023, chủ yếu là do số lượng stablecoin được phát hành trên mỗi mạng. Ethereum chiếm hơn 58% tương đương 69,16 tỷ USD trong tổng số tài sản được mã hóa, Tron đứng ở vị trí thứ hai với hơn 45 tỷ đô la.
Nguồn: Báo cáo Real World Asset của 21.co
Sự tăng trưởng bùng nổ này chủ yếu là do sự xuất hiện của các loại tài sản mới mới, bao gồm trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ được mã hóa, trái phiếu doanh nghiệp, quỹ ETF và sự gia tăng tín dụng ở các thị trường mới nổi. RWA cũng đang thu hút một làn sóng vốn tổ chức mới vào DeFi, khi gần đây, chúng ta liên tiếp chứng kiến sự tham gia của các tổ chức tài chính mới vào ngách như:
- Swift hợp tác với Chainlink và hơn 10 ngân hàng lớn khác như: Citi Bank, BNY Mellon và BNP Paribas, ANZ (ngân hàng tổ chức lớn nhất của Úc),… đã hoàn thành thành công một loạt thử nghiệm nội bộ để đưa tài sản lên chuỗi và đo lường khả năng chuyển đổi chúng giữa các blockchain khác nhau.
- J.P Morgan cũng ra ứng dụng riêng của mình để chuyển đổi Real World Asset lên chuỗi với sự tham gia của BlackRock với vai trò là đối tác đầu tiên thử nghiệm nền tảng.
- Không chỉ J.P Morgan mà các ông lớn khác cũng bắt đầu phát triển các giải pháp tài sản thế chấp blockchain khác như Goldman Sachs, Citi, BNP Paribas, BNY Mellon, ING, Commerzbank, UBS và Credit Suisse.
2. Bức tranh tổng quan về vốn hoá của các loại tài sản đang được token hoá
Hiện tại, các loại đồng tiền ổn định stablecoin vẫn đang giữ thị phần cao nhất trong vốn hoá của các loại tài sản chính trong ngách RWA. Tuy nhiên, nếu để xét về mức độ khả thi thì không hẳn loại tài sản nào cũng dễ dàng được đưa lên chuỗi một cách minh bạch và đảm bảo pháp lý. Chính vì vậy, chúng ta có thể xem qua bức tranh tổng quan về vốn háo hiện tại của các loại tài sản thực đang được token hoá, để có hình dung rõ hơn về tiềm năng hiện thực hoá của từng loại tài sản khác nhau:
- Stablecoin được bảo chứng bởi tiền fiat: 69.13 tỷ USD
- Hàng hoá (Commodities): 928.26 triệu USD
- Trái phiếu chính phủ (Government Securities): 675.18 triệu USD
- Thị trường cho vay thế chấp (Asset-based Finance): 355.58 triệu USD
- Bất động sản (Real estate): 123.42 triệu USD
- Trái phiếu doanh nghiệp (Corporate Bonds): 63.71 triệu USD
- Quỹ đầu tư tư nhân (Private Equities): 21.51 triệu USD
- Equities: 5.17 triệu USD
- Cho vay tư nhân (Private funds): 3.48 triệu USD
Vốn hoá các loại tài sản đang được token hoá (Nguồn: Dune Analytics)
Dựa trên thống kê của RWA.xyz, hiện tại các khoản vay sử dụng RWA làm tài sản thế chấp trên chuỗi, chủ yếu đang được vay bởi thị trường Châu Phi và Châu Á. Trong đó, Kenya có khoản vay lớn nhất lên tới 73 triệu USD, tiếp theo là Nigeria với 70 triệu USD, sau đó là Philippines với 53 triệu USD và Ấn Độ 40 triệu USD.
Nguồn dữ liệu: RWA.xyz (cho tới ngày 27/10/2023)
Đây hầu hết là các nước vẫn còn đang trong giai đoạn đang phát triển và được coi là nền kinh tế mới nổi. Do cơ sở hạ tầng tài chính ở các quốc gia này còn khá kém và chưa đáp ứng được nhu cầu cho người dân và doanh nghiệp. Nên các giao thức RWA được sinh ra, khuyến khích khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính và cho vay với các quốc gia này.
Dựa trên biểu đồ, Goldfinch đang là giao thức top đầu trực tiếp định hướng tới những thị trường như vậy, khuyến khích nhà đầu tư gửi USDC vào giao thức và sau đó cho các doanh nghiệp ở thị trường mới nổi vay.
Ví dụ: hầu hết các giao dịch từ Goldfinch hiện tại đều đang nhằm hỗ trợ các công ty khởi nghiệp và các sáng kiến FinTech ở Đông Nam Á và Châu Phi. Không chỉ giúp các nhà đầu tư DeFi có thể thu được lợi suất thụ động từ dòng vốn của mình mà còn giúp các công ty khởi nghiệp này có thể tiếp cận tới nguồn vốn, phát triển doanh nghiệp và cung cấp khả năng tiếp cận tài chính cho hàng triệu công dân ở những quốc gia như vậy.
APY trên các nền tảng này thường đang rơi vào trên 10%, đây là mức lãi suất khá cao so với những nền tảng cho vay DeFi có thể cung cấp cho người gửi hiện nay.
2. Landscape các dự án nổi bật trong ngách
2.1. Các dự án đã có token
- Lớp blockchain: Polymesh Network (POLYX), Realio Network (RIO), Dusk Network (DUSK)
- Lớp cơ sở hạ tầng: Chainlink (LINK), Centrifuge (CFG), Elysia (EL), Boson Protocol (BOSON)
- Lớp ứng dụng
- Stablecoin: USDC, Tether (USDT), PAX Gold (PAXG),…
- Lending/ Borrowing: MakerDAO (MKR), AAVE (AAVE), Soil (SOIL)
- Private Credit: Maple (MPL), TrueFi (TRU), CreditCoin (CTC), Goldfinch (GFI), Clearpool (CPOOL)
- US Treasury: Ondo Finance (ONDO), Maple (MPL)
2.2. Các dự án chưa có token
- Perpetual: Sudo Finance
- DEX: Aconomy
- Lending/ Borrowing: Lena
- Private Credit: Securitize
- US Treasury: Backed Finance, Matrixdock, OpenEden, WisdomTree Prime
2.3. Các dự án huy động vốn nổi bật
- Untangled Finance: 13.5 triệu USD từ Fasanara
- Neutral: 3.2 triệu USD từ North Island Ventures, redalpine, DCG,…
- Ostium Labs: 3.5 triệu USD từ General Catalyst, Local Globe,
- Jiritsu Network: 10.2 triệu USD từ gumi cryptos, Provenance blockchain, Shima capital, Republic capital,…
- Pontoro: 4.6 triệu USD từ Ulu ventures, Illuminate finance,….
- Helix: 2 triệu USD từ Saison Capital, Emurgo,…
- GenTwo: 15 triệu USD từ Point72 Ventures
- Dinari: 7.5 triệu USD từ Sancus Ventures, versionone,….
- PADS Finance: 2.2 triệu USD
2.4. Các dự án mới ra mắt
- Tokenized Collateral Network (TCN): một ứng dụng, hỗ trợ chuyển đổi tài sản truyền thống thành tài sản kỹ thuật số, được phát triển trên blockchain nội bộ Onyx Digital Assets của J.P Morgan.
- Untangled Finance: nền tảng cho phép token hoá các loại tài sản thế giới thực như hoá đơn, các khoản vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME loans) lên các pool tín dụng trên chuỗi, được xây dựng trên blockchain của Celo.
- Perimeter Protocol: cơ sở mã hợp đồng thông minh mới được phát triển bởi Circle, nhằm mục đích phục vụ như một nền tảng nguồn mở để xây dựng thị trường tín dụng được mã hóa.
4. Kết luận
Trên đây là một số thống kê về thị trường RWA trong tháng 10 vừa rồi. Không thể phủ nhận, RWA đang chứng kiến một sự tăng trưởng vượt bậc, vươn lên top 6 về TVL so với các ngách khác trong crypto.
Với khối lượng và giá trị có sẵn của các loại tài sản truyền thống đang sẵn sàng chuyển đổi, nếu RWA chỉ cần chiếm được thị phần 1% (trên tổng số 900 tỷ đô từ truyền thống) đã là một con số rất tiềm năng rồi. Tuy nhiên, như đã đề cập ở một số bài viết trước, RWA vẫn còn đang đối mặt với rất nhiều thách thức về sự minh bạch, bảo đảm và tính pháp lý. Không phải loại tài sản nào trong thị trường truyền thống cũng khả thi để chuyển đổi lên chuỗi. Rủi ro khác là lỗ hổng hợp đồng thông minh, đó là lý do tại sao kiểm toán viên và các giao thức cơ sở hạ tầng sẽ mảnh ghép cực kỳ quan trọng trong hệ sinh thái này.
RWA đang nhắm tới các thị trường lớn và có đủ thanh khoản để đáp ứng, điều này cần sự tham gia của các tổ chức lớn. Tuy nhiên, các tổ chức lớn sẽ không đến với DeFi trừ khi họ chắc chắn rằng tài sản của họ đang được hoạt động trong giới hạn luật pháp, đảm bảo tính bảo mật và an toàn. Hơn nữa, lý do DeFi khác với TradFi từ trước tới nay vẫn là tính phi tập trung, chính phủ và các tay to trong TradFi luôn là những người thao túng và tạo lập thị trường, cái họ cần là sự kiểm soát tập trung. Vậy nên CBDC có thể sẽ là một trong những công cụ để họ có thể dễ dàng truy suất khi RWA được đưa vào không gian DeFi, tránh ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của mình.
Hy vọng bài viết cung cấp được những thông tin hữu ích cho người đọc. Theo dõi đội ngũ Bigcoin để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích!