1. Distributed Validator Technology (DVT) là gì?
Distributed Validator Technology (DVT) là phương pháp bảo mật trình xác thực thông qua phân bổ trách nhiệm quản lý và ký kết khóa cho nhiều bên, từ đó giảm các điểm lỗi đơn lẻ và tăng khả năng phục hồi của trình xác thực.
Đơn giản có thiểu hiểu DVT sẽ tách private key được sử dụng để bảo mật validator trên nhiều máy tính được tổ chức thành một 'cluster'. Điều này sẽ khiến kẻ tấn công rất khó có được quyền truy cập vào khóa vì nó không được lưu trữ đầy đủ trên bất kỳ máy nào.
Điều này cũng cho phép một số node hoạt động ngoại tuyến vì việc ký kết cần thiết có thể được thực hiện bởi một tập hợp con các máy trong mỗi cluster. Điều này làm giảm các điểm lỗi duy nhất từ mạng và làm cho toàn bộ bộ trình xác thực trở nên mạnh mẽ hơn.
Phần lớn những người stake ETH đang chọn dịch vụ stake với trình xác thực của bên thứ 3 do tính chất phức tạp của việc thiết lập và duy trì node. Người dùng sử dụng các nền tảng LSD như Lido, Rocket Pools hoặc các sàn CEX như Coinbase và Binance để Stake ETH của mình nhằm tham gia vào quá trình xác thực mạng lưới và nhận lại phần thưởng. Tuy nhiên, cơ chế stake của các nền tảng này khá tập trung vậy nên DVT ra đời nhằm tăng cưởng và tối ưu tốt hơn đối với người dùng stake khi tham gia vào quá trình xác thực này.
2. Cơ chế hoạt động của DVT
DVT hoạt động giống như một ví đa chữ ký để chạy node xác thực. Nó tránh xảy ra một điểm sai sót nào đó trong kiến trúc hoặc quyền sở hữu có thể dẫn đến mất vốn hoặc bị cắt giảm hình phạt.
Sẽ có 4 cơ chế kích hoạt công nghệ này:
- Tạo khóa phân tán: chia khóa xác thực (private key) thành nhiều phần tùy theo số người tham gia trong nhóm đồng thuận.
- Tính toán nhiều bên: cho phép xây dựng lại private key mà không yêu cầu tất cả key được phân tán.
- Shamir’s Secret Sharing: cho phép nhóm người vận hành ký tin nhắn và thực hiện tính toán mà không cần xây dựng lại private key hoàn chỉnh trên một thiết bị.
- Istanbul Byzantine Fault Tolerance: được sử dụng để thiết lập sự đồng thuận trên 1 block bằng cách chỉ định 1 node Beacon làm node dẫn đầu.
DVT giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc Stake và cung cấp tiền cho các validator, đồng thời giảm rủi ro tập trung của mạng lưới từ đó cải thiện tính bảo mật của hệ sinh thái.
3. Vì sao DVT sẽ quan trọng
Với khả năng của DVT thì sẽ có các lợi ích quan trọng như sau:
- Bảo mật
Trước đây, người dùng sẽ cần phải chia làm 2 khoá trong đó 1 khoá dùng để tham gia vào quá trình xác thực và 1 khoá dùng để xác thực quá trình rút tiền. Điều này sẽ khá rủi ro nếu 1 trong 2 khoá bị trộm.
Việc cho phép chia nhỏ các private key thành nhiều khoá, đồng thời chia nhiều chức năng riêng biệt cho các khoá sẽ giúp những validator dễ dàng bảo đảm được sự bảo mật của các khoá quan trọng.
- Tránh được điểm lỗi single points
Khi trình xác thực được chia cho nhiều nhà khai thác và nhiều máy, nó có thể chịu được các lỗi phần cứng và phần mềm riêng lẻ mà không bị ngoại tuyến. Rủi ro lỗi cũng có thể được giảm bớt bằng cách sử dụng các cấu hình phần cứng và phần mềm đa dạng trên các node trong một cụm.
Nếu một trong các thành phần của máy trong cụm bị hỏng (ví dụ: nếu có bốn toán tử trong cụm trình xác thực và một thành phần sử dụng một máy khách cụ thể có lỗi), các thành phần còn lại sẽ đảm bảo rằng trình xác thực tiếp tục chạy.
Với khả năng này thì DVT sẽ giúp tránh được sự ngắt quãng xảy ra trong quá trình tham gia xác thực mạng lưới.
- Tăng tính phi tập trung
Với khả năng phân tán lỗi của DVT sẽ giúp có nhiều nhà xác thực hơn có thể dễ dàng tham gia vào quá trình xác thực, từ đó giúp tăng tính phi tập trung cao hớn đối với mạng lưới.
4. Một số trường hợp sử dụng đối với DVT
- Những người stake độc lập.
DVT cũng cho phép non-custodial stake bằng cách cho phép phân phối khóa xác thực trên các node từ xa trong khi vẫn giữ toàn bộ khóa hoàn toàn ngoại tuyến. Điều này có nghĩa là những người stake không nhất thiết phải chi tiền cho phần cứng, đồng thời việc phân phối khoá xác thực có thể giúp họ tăng cường sức mạnh trước các vụ hack tiềm ẩn.
- Staking as a service (SaaS)
Operators quản lý nhiều trình xác thực có thể sử dụng DVT để giảm rủi ro bằng cách phân phối cơ sở hạ tầng, Operators có thể bổ sung nguồn dự phòng cho hoạt động của mình và đa dạng hóa các loại phần cứng mà họ sử dụng.
DVT chia sẻ trách nhiệm quản lý khóa trên nhiều node, nghĩa là một số chi phí vận hành cũng có thể được chia sẻ. DVT cũng có thể giảm rủi ro hoạt động và chi phí bảo hiểm cho các nhà cung cấp dịch vụ Stake.
- Staking pools
Đây được xem là cơ chế thông dụng nhất đang được sử dụng hiện tại trên thị trường LSDFi, với DVT sẽ cho phép nhiều người tham gia vào quá trình xác thực hơn thông qua Staking Pool.
Ngoài ra sẽ có 1 số hạn chế đối với DVT như:
- Chi phí vận hành: do DVT phân phối trình xác thực giữa nhiều bên nên cần có nhiều node hơn để vận hành thay vì chỉ một node duy nhất, điều này làm tăng chi phí vận hành.
- Độ trễ có thể tăng lên: do DVT sử dụng giao thức đồng thuận để đạt được sự đồng thuận giữa nhiều node vận hành trình xác thực, nên nó có khả năng độ trễ trong giao thức sẽ tăng lên.
5. Dự án tiềm năng trong DVT
5.1 SSV.Network
SSV.network là dự án xây dựng mạng lưới stake ETH phi tập trung sử dụng công nghệ Secret Shared Validator (một dạng DVT). Cơ chế này phân tách và phân phối khóa trình xác thực thành nhiều KeyShare để chạy trình xác thực Ethereum trên nhiều node không tin cậy.
Cách tiếp cận này cung cấp khả năng dự phòng, khả năng chịu lỗi, non-custodial và stake ETH an toàn, đồng thời thúc đẩy tính phân cấp và đa dạng.
SSV cho phép các nhà khai thác độc lập chọn cơ sở hạ tầng phần cứng và phần mềm máy khách xác thực của riêng mình, trong khi những người stake có thể chọn nhà khai thác độc lập mà mình tin cậy để chạy trình xác thực của mình.
Token $SSV hoạt động như token quản trị và lớp thanh toán của mạng để điều chỉnh lợi ích của các bên liên quan. Token được sử dụng để bồi thường cho các nhà khai thác dịch vụ của nền tảng và là lớp thanh toán của mạng SSV. Token $SSV được yêu cầu làm tài sản thế chấp để tránh khả năng bị thanh lý và người stake có thể chọn không tham gia và lấy lại số dư SSV chưa sử dụng của mình.
Người stake có thể chọn nhiều nhà khai thác để quản lý trình xác thực và phí được phân bổ liên tục cho các nhà khai thác với mỗi Block chuyển tiếp. Người stake cũng có thể phân phối lại KeyShare của mình cho các nhà khai thác khác nhau để giảm chi phí.
5.2 Obol Labs
Obol Labs đang phát triển Obol network, đây là giao thức thúc đẩy việc stake ở mức tối thiểu hóa niềm tin thông qua DVT.
Obol network là một work layer nằm ngay trên sự đồng thuận của layer consensus để tăng khả năng phục hồi và thúc đẩy phân cấp khi mở rộng quy mô. Nhóm tin rằng thách thức mở rộng quy mô lớn tiếp theo đối với Ethereum sẽ là tập trung stake, điều này có thể được giảm thiểu một cách hiệu quả thông qua DVT.
Obol nhằm mục đích mở rộng quy mô đồng thuận bằng cách cung cấp quyền truy cập không cần cấp phép cho các trình xác thực phân tán. Dự án hiện đang sử dụng triển khai phần mềm trung gian của DVT để cho phép vận hành các cụm trình xác thực phân tán có thể bảo toàn cơ sở hạ tầng ký kết từ xa và ứng dụng khách của trình xác thực.
Obol đặt mục tiêu trở thành một dự án mở, do cộng đồng quản lý và tự duy trì. Obol Labs đang xây dựng một giải pháp DVT nhằm mục đích phát triển thành một giải pháp nguyên thủy được sử dụng rộng rãi, nhằm đảm bảo tính bảo mật, khả năng phục hồi và phân cấp của mạng blockchain. Điểm đặc biệt ở đây là Obol thông báo sẽ không có token và tất cả đều được xử lý bằng ETH.
6. Kết luận
Distributed Validator Technology (DVT) là một phương pháp tiếp cận bảo mật trình xác thực nhằm phân bổ trách nhiệm quản lý và ký kết khóa cho nhiều bên. Những tính năng mà DVT mang lại sẽ giúp mạng lưới blockchain của Ethereum trở nên an toàn và phi tập trung tốt hơn. Tương lai của DVT sẽ rất cần thiết đặc biệt đối với trend LSDFi sắp tới trên thị trường.
Trên đây là toàn bộ thông tin về DVT nếu bạn có thắc mắc gì có thể tham gia nhóm Bigcoin Việt Nam để trao đổi và tìm kiếm thêm cơ hội đầu tư trên thị trường.
Đọc thêm